Tất nhiên, nguy cơ cao đến thế chỉ có thể xảy ra ở những cặp đôi yêu nhau sâu đậm, gắn bó, ví dụ như các cặp vợ chồng hạnh phúc hay một mối quan hệ thực sự say đắm, bền chặt.
Hội chứng "trái tim tan vỡ", nhịp tim chậm và các phản ứng viêm đủ giết chết một người khi họ mất đi bạn đời. Ảnh: SHUTTERSTOCK.
Nghiên cứu của Đại học Rice (Texas, Mỹ) cho thấy hội chứng trái tim tan vỡ không phải là nguy cơ duy nhất. Họ phát hiện một sự thay đổi mạnh mẽ của các phân tử cytokine – vốn chịu trách nhiệm hướng dẫn tế bào trong phản ứng miễn dịch - cũng như sự suy giảm đột ngột của nhịp tim. Ngoài ra nhiều dấu hiệu sinh học của họ cũng kém đi hẳn.
Cụ thể, mức cytokine của những người vừa mất vợ, chồng, người yêu cao hơn 7% và nhịp tim lại thấp hơn 47% so với nhóm đối chứng, trong cuộc theo dõi kéo dài 89 ngày trên 32 người vừa mất đi tình yêu của đời mình.
Cytokine cao khiến hệ miễn dịch phản ứng quá đáng, làm tình trạng viêm trầm trọng hơn khi đối diện với các tác nhân thông thường. Nhịp tim quá chậm và không ổn định khiến cho bệnh nhân đứng trước các rủi ro tim mạch nghiêm trọng. Các vấn đề này đều có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, triệu chứng trầm cảm ở những người vừa mất đi bạn đời cũng cao hơn 20%.
Một dẫn chứng thuyết phục và tình cờ cho nghiên cứu này là việc người Mỹ nín thở khi cựu tổng thống Mỹ George H.W. Bush vừa phải nhập viện vì các triệu chứng nghiêm trọng ngay sau khi vợ ông – cựu đệ nhất phu nhân Barbara Bush từ trần.
Rất may, các nguy cơ sẽ giảm dần theo thời gian với những người đủ mạnh mẽ để vượt qua và 6 tháng là mốc tương đối an toàn để một người thoát khỏi nỗi đau. Nguy cơ tử vong ở từng cá nhân cũng tùy thuộc vào chất lượng mối quan hệ lứa đôi của họ và khả năng phục hồi của từng người: càng yêu, người ta càng dễ chết; nhưng những người có tinh thần và thể chất vững vàng sẽ có nhiều cơ hội vượt qua hơn.
(Theo Daily Mail)