Người trẻ thích nghi với trạng thái “bình thường mới”: Tiện chưa đủ, còn phải lợi

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 10/09/2020

Luôn nhanh nhạy đón đầu xu hướng tiêu dùng thịnh hành nhất, liệu đứng trước những thay đổi rõ rệt do dịch Covid-19 mang lại, người trẻ đã tùy cơ ứng biến như thế nào để thích nghi với trạng thái "bình thường mới"?

Dân văn phòng thời 4.0: Hưởng lợi nhờ "số hóa"

Huyền Trang, 26 tuổi, hiện đang là nhân viên cho một công ty truyền thông tại TP.HCM. Cách đây vài tháng, nhật kí thường ngày của cô nàng khá điển hình cho nhịp sống của một người trẻ hiện đại: sáng cà phê, trưa lập "hội bàn tròn" với chị em đồng nghiệp, tối "dzô" nhiệt tình, quẩy tới bến. Nhưng kể từ ngày có dịch, cô nàng thấy mình đâu khác Mị, còn trẻ nhưng chẳng được đi chơi, suốt ngày ở nhà, bao quanh 4 bức tường chỉ biết bầu bạn với chiếc smartphone và mấy ứng dụng dịch vụ trực tuyến.

"Từng nghe đến khái niệm 'chuyển đổi số', 'hệ sinh thái công nghệ'... trước đây nhưng thú thật chưa bao giờ mình nghĩ sẽ gắn bó với chúng nhiều như bây giờ. Vậy mà từ ngày Cô Vy đến, ở nhà 24/7, ăn uống, đi siêu thị, đến mua hàng hộ, mình đều "cầu cứu" đến các dịch vụ trực tuyến", Trang chia sẻ.

Người trẻ thích nghi với trạng thái “bình thường mới”: Tiện chưa đủ, còn phải lợi - Ảnh 1.

Cô nàng bật mí thêm, thời gian đầu Trang sử dụng các nền tảng số, đặc biệt là dịch vụ thanh toán điện tử như một cách ứng biến thụ động để "sống chung với lũ" thôi. Nhưng khi có thời gian, cô nàng bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về vũ trụ công nghệ số và nhận thức rõ hơn những tác động tích cực mà công cuộc chuyển đổi này mang lại. Cô hài hước, bây giờ thì cũng là "dân chơi" đó, mà là "dân chơi công nghệ" luôn rồi.

"Nếu lúc trước mình sử dụng các ứng dụng như thói quen thì bây giờ mình chủ động hơn và xài có "chiến lược" hơn. Không còn nhiều nền tảng một lúc nữa, mình ưu tiên những hệ sinh thái tích hợp nhiều dịch vụ, đặc biệt là chuyển hẳn sang thanh toán bằng ví điện tử. Như vậy vừa tiện lợi lại vừa đảm bảo an toàn vì hạn chế nguy cơ tiếp xúc so với khi còn sử dụng tiền mặt hay rút qua ATM", Trang tự hào.

Giới sinh viên: Ví điện tử thành "crush quốc dân" mới

Ở một diễn biến khác, trước tình cảnh nhiều hàng quán áp dụng binh pháp "vườn không nhà trống", hạn chế phục vụ tại nơi để phòng dịch thì giới học sinh, sinh viên cũng rục rịch rủ nhau tìm cách ứng biến. Thắng, 19 tuổi, là sinh viên đang sinh sống cùng gia đình tại TP.HCM cho biết, vì theo "đạo" trà sữa từ trân châu đường đen, đường nâu, đường thốt nốt, nên cuối tuần nào anh cũng rủ rê hội bạn khám phá những "cực phẩm" mới. Chỗ nào vừa ra là anh cũng ráng tìm uống cho bằng được. Vậy mà mấy tháng qua buồn nhiều, đâu còn được tung tăng như trước chỉ còn biết "đưa tay đây nào, đặt món về nhà thôi bạn nhé".

"Mấy nay cuối tuần, ngại đến nơi đông người nên bọn mình chuyển từ khám phá tại quán sang khám phá online, cứ mở ứng dụng đặt đồ ăn ra đặt một 'bàn tiệc' thịnh soạn về nhà. Quan trọng là thanh toán qua ví điện tử luôn để đỡ phải tiếp xúc nhiều", Thắng chia sẻ.

Người trẻ thích nghi với trạng thái “bình thường mới”: Tiện chưa đủ, còn phải lợi - Ảnh 2.

Một trong những điểm khiến Thắng và hội bạn của mình "mê" hình thức thanh toán này hơn hẳn là vì sự an toàn, tiện lợi, đã vậy còn ồ ạt khuyến mãi. "Gì chứ khuyến mãi thì đúng là 'cứu tinh' cho đám sinh viên tụi mình đó. Ví dụ như khi sử dụng Moca với chương trình Thứ Năm Không Tiền Mặt, mỗi giao dịch không tiền mặt vào các ngày thứ năm hàng tuần mình sẽ nhận thêm điểm thưởng".

"Giờ ví điện tử giống như crush mới của tụi mình vậy. Xài đều đặn một chút thì cũng đủng đỉnh được khoản điểm. Lâu lâu tụi mình đổi điểm để giảm giá các chuyến xe công nghệ, đặt giao thức ăn, dù gì cũng là những nhu cầu hàng ngày, khoản nào bù được thì bù", Thắng cho biết.

Covid-19 thì đáng sợ thật đấy, nhưng thay vì ngồi than trời thì mỗi người thử thay đổi góc nhìn, làm mới cuộc sống của mình bằng những trải nghiệm tiện lợi theo cách của các bạn trẻ như Trang hay Thắng này. Bằng một thái độ rộng mở và tư duy tích cực, họ đã nhanh chóng tận dụng công nghệ để xây dựng những giá trị sống đơn giản, nhẹ nhàng mà vẫn mang lại nhiều lợi ích, trong đó phải nhắc đến việc chuyển sang các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Vào thứ năm hàng tuần, Grab triển khai chương trình "Thứ Năm Không Tiền Mặt", cộng thêm 50 điểm cho tất cả giao dịch không dùng tiền mặt, nhận thêm gói 1.000 điểm thưởng dễ như búng tay. Cụ thể:

● Nhận thêm 50 điểm thưởng GrabRewards, bên cạnh điểm thưởng GrabRewards đã được mặc định, cho mọi giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Mỗi khách hàng được nhận điểm thưởng thêm tối đa 5 lần/ngày.

● Nhận thêm 1.000 điểm thưởng GrabRewards khi hoàn thành đủ 5 giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, tối thiểu 50.000đ/giao dịch (sau khi áp dụng mã ưu đãi, nếu có).

Ngoài ra, từ nay đến hết ngày 30/09/2020, người dùng lần đầu kích hoạt ví Moca hoặc liên kết thẻ vào tài khoản đang sử dụng Grab sẽ được tặng bộ 6 mã giảm 70% tên MOCANHA để sử dụng các dịch vụ Grab.

Thông tin chi tiết về các ưu đãi, vui lòng xem thêm tại ĐÂY.