Người mẹ 2 con bị ung thư vú dù chưa đến 30 tuổi, bác sĩ phát hiện "kẻ sát nhân" sau khi nghe thói quen sinh hoạt

Phạm Trang, Theo Phụ nữ mới 21:02 20/05/2024

Những thói quen ăn uống, sinh hoạt thường ngày tưởng chừng vô hại nhưng có thể là "mầm mống" gây bệnh bất cứ lúc nào.

Bác sĩ Chen Rongjian (Giám đốc điều hành Trung tâm Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu của Bệnh viện Đa khoa Min Sing, Đài Loan, Trung Quốc) mới đây đã cho biết về trường hợp một nữ bệnh nhân mắc ung thư vú khi chỉ mới 28 tuổi - một độ tuổi ít mắc căn bệnh này.

Theo thông tin từ bác sĩ, cô gái không có tiền sử gia đình mắc bệnh, kinh nguyệt đều đặn. Cùng với đó, cô gái cũng đã có hai đứa con và đang cho con bú nên hoàn toàn không cảm thấy bất cứ yếu tố nào khiến cô vào nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.

Người mẹ 2 con bị ung thư vú dù chưa đến 30 tuổi, bác sĩ phát hiện kẻ sát nhân sau khi nghe thói quen sinh hoạt - Ảnh 1.

Tuy nhiên, sau khi trò chuyện, tư vấn, bác sĩ Chen Rongjian đã tìm ra nguyên nhân là bởi cô gái là nhân viên văn phòng, thường có thói quen sử dụng đồ uống có đường vào buổi sáng và tối trong ngày. 

Bác sĩ cho biết, việc sử dụng quá nhiều đường và carbohydrate sẽ gây viêm trong cơ thể, béo phì và còn có thể dẫn đến ung thư. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy, việc ăn nhiều đường có liên quan đến ung thư vú, đại trực tràng, tuyến tụy và các bệnh ung thư khác.

4 biểu hiện của ung thư vú

1. Tiết dịch núm vú bất thường

Với phụ nữ mới sinh, việc tiết sữa để cho con bú là điều rất bình thường. Nhưng tình trạng này cũng sẽ chỉ kéo dài khoảng nửa năm và lượng sữa cũng sẽ dần giảm đi. Tuy nhiên, nếu núm vú bất ngờ tiết tịch không nguyên nhân thì có thể tuyến vú đã gặp vấn đề, cần kiểm tra kịp thời. Cùng với đó, những cơn đau có thể bất ngờ xuất hiện cùng các triệu chứng khác.

2. Xuất hiện các khối u

Các khối u xuất hiện ở giai đoạn đầu thường nhỏ và không có cảm giác đau nên thường bị nhiều người bỏ qua. Tuy nhiên, khi vô tình phát hiện khối u bất thường ở vùng ngực nên đi kiểm tra nhằm tránh bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra.

Người mẹ 2 con bị ung thư vú dù chưa đến 30 tuổi, bác sĩ phát hiện kẻ sát nhân sau khi nghe thói quen sinh hoạt - Ảnh 2.

3. Màu sắc da trên vùng ngực thay đổi

Làn da trên vùng ngực có thể xảy ra những thay đổi rõ ràng do da của phụ nữ khá nhạy cảm. Nếu trên vòng 1 xuất hiện một số vùng da không đều màu cũng như thay đổi về độ đàn hồi thì đặc biệt cần lưu ý đến các vấn đề về sức khỏe.

4. Xuất hiện hạch ở phần nách

Hạch ở phần biểu hiện trực quan nhất về việc cảnh báo ung thư vú bởi đây là vùng gần ngực và có khả năng di căn. Tuy nhiên, khi xuất hiện hạch ở nách cũng đồng nghĩa với việc bệnh tình đã tiến triển khá nặng và cần được điều trị kịp thời.

Làm gì để ngăn ngừa ung thư vú?

Các yếu tố gây ra ung thư vú có thể chia thành yếu tố bẩm sinh (nồng độ hormone, di truyền...) và các yếu tố nguy cơ về lối sống thường ngày. Chúng ta có thể giảm nguy cơ ung thư vú thông qua lối sống lành mạnh hơn.

1. Thường xuyên vận động

Với sự phát triển của khoa học công nghệ và những thay đổi trong lối sống của con người, con người thường ngồi một chỗ khi làm việc và thư giãn. Tuy nhiên, ngồi yên trong thời gian dài có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư và tử vong, điều này đã được ngày càng nhiều nghiên cứu chứng minh.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục lâu dài có thể tạo ra môi trường ức chế ung thư trong cơ thể, giảm tỷ lệ mắc ít nhất 13 loại ung thư. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, chọn một phương pháp tập luyện thích hợp nhất, không cần vất vả và nặng nhọc nhưng phải kiên trì.

2. Thói quen ăn uống lành mạnh

Thông qua phân tích toàn diện kết quả của hơn 10 nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng phụ nữ ăn nhiều rau hoặc trái cây hơn có thể giảm nhẹ tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú. 

Ví dụ, phụ nữ ăn nhiều rau như súp lơ, bắp cải và bông cải xanh có thể làm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tái phát của ung thư vú. Vitamin C, carotenoid và polyphenol trong những loại rau này có thể có tác dụng chống ung thư quan trọng. Mỗi người nên tiêu thụ 300-500g rau và 200-350g trái cây tươi mỗi ngày.

Người mẹ 2 con bị ung thư vú dù chưa đến 30 tuổi, bác sĩ phát hiện kẻ sát nhân sau khi nghe thói quen sinh hoạt - Ảnh 3.

Sử dụng rượu bia lâu dài có thể làm suy giảm chức năng gan, giảm lượng estrogen bất hoạt, tăng nồng độ estrogen trong máu; béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú, chủ yếu do ảnh hưởng đến nồng độ các hormone trong cơ thể như estrogen, Insulin, cả hai cấp độ.

3. Sàng lọc

Việc sàng lọc trở nên đặc biệt quan trọng, đặc biệt đối với phụ nữ từ 40 đến 74 tuổi và những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Mỗi phụ nữ nên tự kiểm tra thường xuyên ngực của mình để có thể phát hiện kịp thời các vấn đề.Ngoài việc tự kiểm tra, các phương pháp được khuyến nghị chính thức là chụp nhũ ảnh (mammography) và chụp cộng hưởng từ. Khi thấy có dấu hiệu bất thường như u vú, tiết dịch núm vú, hạch nách to,… thì đừng tự ý phán xét hay lo lắng mà hãy đến các trung tâm y tế để có được sự hướng dẫn từ bác sĩ, chuyên gia.  

Nguồn: ETToday, Sohu

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày