Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng đi bộ giúp kéo dài tuổi thọ. Nhiều người vì muốn cải thiện sức khỏe nên thường đặt mục tiêu đi nhanh hơn mỗi ngày. Liệu phương pháp tập luyện này có thực sự đem lại hiệu quả và tốc độ của việc đi bộ có thực sự ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ ?
Nghiên cứu dưới đây đã cho chúng ta câu trả lời.
Đại học Leicester của Vương quốc Anh từng tiến hành một nghiên cứu xác nhận mối quan hệ giữa việc đi bộ nhanh và tuổi thọ. Nghiên cứu này kéo dài suốt 10 năm trên 475.000 người ở độ tuổi khoảng 50.
Sau quá trình thống kê và phân tích, nghiên cứu cho thấy tuổi thọ của những người đàn ông đi bộ nhanh là 85,2 đến 86,8 năm. Trong khi tuổi thọ của những người đàn ông đi bộ chậm là 64,8 năm. Phụ nữ đi bộ nhanh có tuổi thọ trung bình từ 86,7 đến 87,8 tuổi, trong khi những người đi bộ chậm có tuổi thọ trung bình là 72,4 tuổi.
Từ kết quả này có thể nhận thấy rằng nam giới bộ nhanh có tuổi thọ cao hơn người đi bộ chậm khoảng 20 năm và nữ giới đi bộ nhanh cũng có thể kéo dài tuổi thọ thêm 15 năm so với những người khác.
Tuy nhiên, nghiên cứu này không thể trực tiếp chứng minh giữa tốc độ đi bộ và tuổi thọ có quan hệ nhân quả. Bởi trên thực tế, có rất nhiều nhân tố tác động đến tuổi thọ của mỗi người như chế độ ăn uống, di truyền... Dẫu vậy, có thể thấy từ nghiên cứu này rằng, tốc độ đi bộ vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta ở một mức độ nhất định.
Về lý do những người đi bộ nhanh sống lâu hơn, các chuyên gia lý giải rằng đi bộ với tốc độ nhanh tức là cường độ vận động cao hơn. Từ đó, cơ thể có cơ hội được vận động nhiều hơn, giúp đốt cháy chất béo tốt hơn, thúc đẩy tuần hoàn máu, cơ thể cũng khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, việc đi bộ đòi hỏi sự phối hợp hoàn hảo của nhiều cơ quan như xương, cơ, hệ thần kinh, hệ tim mạch và hô hấp. Do đó, khi một người có thể đi bộ với tốc độ nhanh có nghĩa là các cơ quan này trong cơ thể đang khỏe mạnh và góp phần kéo dài tuổi thọ.
Nhớ 5 lưu ý khi đi bộ để việc tập luyện hiệu quả hơn
1. Bổ sung nước kịp thời
Không bổ sung nước kịp thời sẽ khiến cơ thể luôn trong tình trạng thiếu nước cực độ, tăng áp lực và gánh nặng cho cơ thể, ảnh hưởng đến hiệu quả đi bộ. Khi đi bộ, bạn nên mang theo nước bên mình và uống một lượng nhỏ đều đặn để giữ đủ nước và tránh khó chịu do uống quá nhiều cùng một lúc.
2. Nên khởi động nhẹ nhàng trước khi đi bộ
Trước khi đi bộ, việc thực hiện một số động tác nhẹ nhàng để khởi động là điều rất cần thiết nhằm chắc chắn rằng cơ, khớp đã sẵn sàng cho việc chuyển động. Hãy dành ra 5 phút khởi động nhẹ nhàng và nên đi chậm khi mới bắt đầu để giảm các chấn thương có thể xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng nên đi chậm lại và khi kết thúc chặng đường đi bộ trong thời gian khoảng 5 phút.
3. Chọn giày thoải mái
Giày là một vật trợ giúp quan trọng trong quá trình chạy bộ. Những đôi giày mềm, nhẹ sẽ làm không cản trở bàn chân và giúp bạn chạy dễ dàng hơn. Do đó, cần chú ý chọn giày chạy bộ phù hợp để giúp người chạy thuận tiện hơn, hiệu quả của quá trình chạy cũng được nâng cao.
4. Đừng luôn chạy trên mặt đất cứng
Nền đất cứng và đàn hồi kém. Chạy trên mặt đất như vậy làm tăng tải trọng cho các khớp của chi dưới và dễ bị chấn thương. Vì vậy, khi chạy, hãy cố gắng chọn mặt sân mềm và đàn hồi, có tác dụng giảm tải cho khớp chi dưới và bảo vệ khớp gối.
5. Chạy bước nhỏ
Khi chạy, sải chân nhỏ sẽ làm giảm gánh nặng lên cơ bắp, kéo dài thời gian chạy. Đa phần mọi người khi chạy sẽ sử dụng phần mắt cá chân một cách quá sức. Sau một vài phút chạy, họ cảm thấy mệt mỏi cục bộ. Giải pháp là khi chạy, hãy giữ sải chân nhỏ và chú ý giữ thăng bằng
(Tổng hợp)