Người đàn ông mang thanh kiếm gỗ đào trong mộ tổ đi thẩm định, chuyên gia biến sắc mặt: Anh mau chôn lại đi!

TAMMY, Theo Pháp luật & Bạn đọc 22:36 28/09/2021

"Tôi chưa biết thanh kiếm này có giá trị ra sao, nhưng tôi khuyên anh nên chôn nó lại nhanh đi!"

Tùy táng là phong tục tồn tại xuyên suốt hàng nghìn năm lịch sử Trung Quốc. Với người giàu có, địa vị cao, những món đồ chôn theo họ thường là vàng bạc trang sức; còn với những người dân thường, đồ tùy táng chỉ đơn giản là những món đồ dùng thân thuộc như cái bát ăn cơm, các cuốc làm đồng. Song chính nhờ những món đồ này mà hậu thế mới hiểu nhiều hơn về văn hóa, cuộc sống của người xưa.

Trong tập phát sóng mới đây của chương trình "Kiểm định bảo vật " (CCTV), một người đàn ông đã mang tới một thanh kiếm gỗ đào nhờ các chuyên gia thẩm định giúp. Anh giới thiệu thanh kiếm này vốn là món đồ tùy táng trong ngôi mộ tổ nhà anh, trong một lần di dời mộ tổ, anh đã phát hiện ra nó và có linh cảm đây là món bảo vật rất giá trị.

 Người đàn ông mang thanh kiếm gỗ đào trong mộ tổ đi thẩm định, chuyên gia biến sắc mặt: Anh mau chôn lại đi! - Ảnh 1.

Thanh kiếm trong chương trình "Kiểm định bảo vật" được chế tác từ gỗ đào (Ảnh: CCTV)

Nghe tới đây, gương mặt các chuyên gia kiểm định bỗng lộ rõ vẻ không vui, một vị chuyên gia lên tiếng: "Tôi chưa biết thanh kiếm này có giá trị ra sao, nhưng khuyên anh nên chôn nó lại nhanh đi!"

Trong văn hóa Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Á, đào mộ tổ tiên, lấy đồ đạc bên trong ra ngoài là việc "đại kỵ".

Hành động xâm phạm mồ mả như thế này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực lên phong thủy của một gia đình mà còn bị coi là bất hiếu, bất kính với các thế hệ đi trước. Vậy mới nói việc người đàn ông này lấy kiếm trong mộ đi kiểm định là rất đáng trách.

Chủ nhân bảo vật nghe những lời này thì vô cùng bối rối, anh phân trần mình mang kiếm tới đây vốn chỉ vì tò mò chứ không có ý định đem thanh kiếm của tổ tiên đi bán. Sau hồi nghe giải thích, các chuyên gia sau đó cũng đồng ý kiểm định thanh kiếm giúp cho anh.

 Người đàn ông mang thanh kiếm gỗ đào trong mộ tổ đi thẩm định, chuyên gia biến sắc mặt: Anh mau chôn lại đi! - Ảnh 2.

Người đàn ông tỏ ra bối rối trước phản ứng của các chuyên gia (Ảnh: CCTV)

Thanh kiếm này thực chất có nguồn gốc từ thời Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949), kiếm được làm bằng gỗ đào, tạo tác tương đối tinh xảo.

Gỗ đào vốn thuộc giống gỗ thân mềm và xốp, do cây gỗ đào đực không ra hoa ra quả nên người ta tâm niệm loại cây này có khả năng hấp thụ tinh khí của trời đất, gắn với công dụng xua đuổi tà ma trong phong thủy phương Đông.

Người xưa thường chôn theo gỗ đào trong lăng mộ của mình để bảo vệ mộ phần và cầu chúc cho các thế hệ mai sau được thịnh vượng, bình an. Do vậy, thanh kiếm này tuy không có giá trị vật chất nhưng mang rất nhiều ý nghĩa về tinh thần.

Trước những phân tích của chuyên gia, chủ nhân bảo vật cũng cúi đầu cảm ơn. Anh không hỏi thêm về giá trị thanh kiếm nữa mà hứa sẽ mang kiếm về bảo quản cẩn thận trong khu mộ mới của tổ tiên.