Phát hiện 7 bức bích họa trên tường ngôi mộ cổ, 1 bức trong đó khiến chuyên gia rùng mình: Chuyện như vậy cũng dám làm sao?

TAMMY, Theo Pháp luật & Bạn đọc 19:13 25/09/2021

Bức tranh khiến tâm trí người xem như rẽ làm hai hướng: Đây là một nghĩa cử cao cả hay hành động "vô nhân đạo" nhất lịch sử?

Năm 2020, các chuyên gia khảo cổ thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc bất ngờ phát hiện một ngôi mộ cổ thời nhà Nguyên, những ghi chép trên văn bia cho thấy lăng được xây chính thức nào năm 1324. Tuy không phải lăng mộ hoàng gia, quý tộc nhưng đây cũng là nơi hợp táng của một gia đình tương đối khá giả dưới thời phong kiến.

Ngôi mộ có lối kiến trúc độc đáo, xây theo hình bát giác với tường gạch và mái gỗ hình tháp. Phần mái được điểm tô hoa văn, ngôi sao, mặt trăng và mặt trời tinh xảo. Đặc biệt hơn là trong 8 bức tường của mộ thất, ngoài một bức tường dùng làm đường vào từ mộ đạo, thì 7 bức còn lại đều được trang trí bằng những bức bích họa sặc sỡ, màu sắc tươi sáng.

Phát hiện 7 bức bích họa trên tường ngôi mộ cổ, 1 bức trong đó khiến chuyên gia rùng mình: Chuyện như vậy cũng dám làm sao? - Ảnh 1.
Phát hiện 7 bức bích họa trên tường ngôi mộ cổ, 1 bức trong đó khiến chuyên gia rùng mình: Chuyện như vậy cũng dám làm sao? - Ảnh 2.

7 bức bích họa trong lăng mộ đều có màu sắc tươi sáng (Ảnh: Sohu)

Có thể thấy tranh vẽ những cảnh sinh hoạt quen thuộc như cảnh gia đình mở tiệc đàn hát, cảnh bữa cơm ấm cúng hay cảnh người du mục đang dắt những con lạc đà... Các chuyên gia cho rằng những bức tranh này đang mô tả cuộc sống của vợ chồng chủ mộ khi còn sống, hoặc cách cuộc sống tiếp diễn khi họ bước sang thế giới bên kia.

Bức tranh "có vấn đề"

Khi quan sát kỹ 7 bức tranh tường, các chuyên gia nhận thấy tuy có vẻ tươi sáng nhưng không phải bức tranh nào trong lăng mộ này cũng mang ý nghĩa tích cực. Cá biệt có một bức bích họa rất khó hiểu vẽ lại cảnh một người đàn ông đào đất đừng bên cạnh là một người phụ nữ đang bế con. Rốt cuộc tranh muốn khắc họa hoạt động gì của người xưa?

Phát hiện 7 bức bích họa trên tường ngôi mộ cổ, 1 bức trong đó khiến chuyên gia rùng mình: Chuyện như vậy cũng dám làm sao? - Ảnh 3.

Bức tranh khó hiểu trong ngôi mộ 700 tuổi (Ảnh: Sohu)

Thực chất hành động ẩn sau bức bích họa này rất có vấn đề, đây chính là nghĩa cử "chôn con nuôi mẹ" - 1 trong 24 việc làm hiếu thuận được chép trong cuốn sách "Nhị thập tứ hiếu" (24 tấm gương hiếu thảo) nổi tiếng của văn sĩ Quách Cư Nghiệp thời nhà Nguyên.

Chuyện kể về một gia đình nghèo dưới thời Đông Tấn, Quách Cự là người đàn ông một mình nuôi 4 miệng ăn, trong đó có mẹ già và 3 đứa con dại.

Cố gắng lắm Quách Cự cũng chỉ có thể lo đủ cho gia đình ăn 2 bữa đạm bạc, lâu lâu mới kiếm được chút thịt cá, cả nhà phải nhịn cho người mẹ già. Song vì thương cháu, bà mẹ cứ nhường thức ăn cho đứa cháu trai 3 tuổi. Quách Cự có nói gì mẹ cũng kiên quyết để dành thức ăn cho cháu nội, còn thằng bé thì cứ vô tư ăn.

Xót mẹ già ăn uống kham khổ, Quách Cự đã quyết định giết con trai để cứu mẹ. Ngay lập tức người đàn ông này đã ra vườn đào một cái hố để chôn sống đứa con trai của mình.

Phát hiện 7 bức bích họa trên tường ngôi mộ cổ, 1 bức trong đó khiến chuyên gia rùng mình: Chuyện như vậy cũng dám làm sao? - Ảnh 4.

Chủ mộ đã lấy "Quách Cự chôn con" làm nguồn cảm hứng cho một trong những bức bích họa trên tường (Ảnh: Sohu)

Câu chuyện trong "Nhị thập tứ hiếu" chính là nguồn cảm hứng để chủ mộ mô phỏng lại trên bức bích họa, với hình ảnh người con hiếu thuận đang đào hố chuẩn bị chôn con để báo hiếu cho mẹ. Có lẽ chủ mộ cũng mong muốn đề cao đạo hiếu, hy vọng thế hệ con cháu ông tiếp nối truyền thống báo hiếu thuận này.

Nghĩa cử cao cả hay hành động "vô nhân đạo"?

Bức bích họa 700 tuổi trong lăng mộ và mẩu chuyện "Quách Cự chôn con" đã đặt ra một câu hỏi lớn về đạo đức. Cư dân mạng Trung Quốc thẳng thừng cho rằng đây là một hành động điên rồ, tàn ác, không thể coi là hình mẫu giáo dục về lòng hiếu thảo được.

Xét dưới góc độ logic, người con trai sẵn sàng giết con để cứu mẹ trong câu chuyện chỉ mới báo hiếu được cho mẹ về mặt thể xác (tức là cho mẹ ăn no), còn về mặt tinh thần, tâm lý, tình cảm chưa báo hiếu được. Người bà yêu thương cháu như vậy liệu sẽ phải sống tiếp ra sao khi biết tin cháu mình đã bị cha giết để nuôi thân mình?

Phát hiện 7 bức bích họa trên tường ngôi mộ cổ, 1 bức trong đó khiến chuyên gia rùng mình: Chuyện như vậy cũng dám làm sao? - Ảnh 5.

"Quách Cự chôn con" là một trong 24 tấm gương đạo hiếu trong cuốn sách "Nhị thập tứ hiếu" (Ảnh: Sohu)

Giá trị của một cuốn sách cổ như "Nhị thập tứ hiếu" là không thể bàn cãi. Rất nhiều tấm gương trong cuốn sách như Ngô Mãnh cởi áo chịu muỗi đốt để cha mẹ yên giấc ngủ ngon, cậu bé Dương Hương dũng cảm đấu với hổ để cứu mạng cha... đã là nền tảng nuôi dưỡng đạo hiếu suốt nhiều thế hệ người dân Trung Quốc.

Thế nhưng một câu chuyện mang yếu tố tiêu cực, phi nhân tính như "Quách Cự chôn con" chắc chắn đã không còn phù hợp với những quan niệm sống hiện đại nữa rồi!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày