Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tự nhiên của một đời người, có người không may qua đời khi còn rất trẻ nhưng cũng có người có thể sống lâu khỏe mạnh.
Nếu không tính đến những tình huống bất ngờ như tai nạn, làm sao bạn có thể sống lâu khỏe mạnh?
Theo Thống kê Y tế Thế giới 2018 do Tổ chức Y tế Thế giới công bố xếp hạng tuổi thọ của mỗi quốc gia dựa trên chỉ số tuổi thọ trung bình, Nhật Bản đứng đầu với tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới đạt 84,2 tuổi, trong đó tuổi thọ trung bình của nữ là 87,1 tuổi và của nam là 81,1 tuổi.
Thụy Sĩ và Tây Ban Nha lần lượt xếp thứ hai và thứ ba. Các quốc gia đứng kế tiếp sau đó lần lượt là Pháp, Singapore, Úc, Ý, Canada, Hàn Quốc và Na Uy.
Theo kết luận của các nhà khoa học, người dân các quốc gia này có nhiều thói quen sinh hoạt tốt đáng để mọi người học hỏi.
1. Người Nhật "yêu cá như mạng sống"
Nhật Bản là một trong những quốc gia ăn nhiều cá nhất thế giới, trung bình mỗi người Nhật ăn hơn 100kg cá mỗi năm, cao gấp 5-6 lần mức trung bình của thế giới.
Người Nhật tiêu thụ cá nhiều hơn gạo bình quân đầu người mỗi năm. Dân số nước này chỉ chiếm chưa đến 2% dân số thế giới nhưng lại tiêu thụ tới 70% lượng lươn trên thế giới.
Cá rất giàu protein cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của con người, protein trong cá tốt hơn so với các sản phẩm gia cầm và chăn nuôi, thịt có vị thơm ngon hơn.
Đặc biệt, thịt bò mất 5 giờ để tiêu hóa trong dạ dày con người, trong khi cá chỉ mất 2 đến 3 giờ. Cơ thể con người có thể hấp thụ 83-90% protein trong cá, trong khi cơ thể con người chỉ có thể hấp thụ 75% protein trong thịt đỏ.
2. Món ăn Nhật chủ yếu thiên về nguyên bản
Không giống như người Trung Quốc ưa chuộng các phương pháp nấu ăn đậm đà như xào, chiên, phương pháp nấu ăn của người Nhật chủ yếu là thực phẩm sống hoặc hấp, nguội hoặc luộc để giữ lại hương vị nguyên bản của món ăn.
Trong chế độ ăn uống của người Nhật, nhìn chung ít dầu, ít muối và ít gia vị, nguyên tắc ăn là nhẹ nhàng và cố gắng giữ nguyên hương vị ban đầu của các thành phần dinh dưỡng khác nhau.
Các phương pháp nấu ăn như hấp, nguội và luộc có thể cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và các hoạt chất khác ở mức độ lớn nhất, làm giảm việc sản xuất chất gây ung thư và có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe và tuổi thọ.
3. Người Nhật thích tắm và đi bộ
Tuổi thọ của người Nhật cũng liên quan chặt chẽ đến chế độ chăm sóc sức khỏe của họ.
Người Nhật là dân tộc thích tắm nhất thế giới, ngoài phòng tắm đầy đủ tiện nghi trong mỗi nhà còn có những phòng tắm công cộng rải rác khắp cộng đồng.
Tắm kiểu Nhật không chỉ là tắm thông thường mà còn rất đặc biệt. Nhật Bản không chỉ đổi mới phương pháp tắm và đã phát minh ra các loại tắm như tắm rượu gạo, tắm hoa, tắm canh rau củ, tắm táo... không chỉ làm sạch cơ thể mà còn có tác dụng phòng ngừa, điều trị một số bệnh và thư giãn căng thẳng.
Ngoài ra, nhiều người Nhật cũng rất quan tâm đến phương pháp tập thể dục đi bộ. Một số nghiên cứu cho rằng đây là một trong những yếu tố chính khiến tuổi thọ trung bình của người Nhật đứng vào hàng đầu thế giới.
1. Người Thụy Sĩ yêu thích các sản phẩm từ sữa nhất
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc người Thụy Sĩ tiêu thụ nhiều pho mát và các sản phẩm từ sữa là yếu tố chính kéo dài tuổi thọ.
Phô mai rất giàu vitamin, canxi và protein, có tác dụng tăng sức đề kháng, bảo vệ thị lực và tăng cường trao đổi chất.
Ăn phô mai và uống sữa điều độ là thói quen tốt để kéo dài tuổi thọ. Tại Thụy Sĩ, nơi có nhiều đồng cỏ chất lượng cao, đàn bò sữa giống tốt và công nghệ làm phô mai lâu đời, đây là yếu tố quan trọng để quốc gia này trở thành quốc gia có tuổi thọ trung bình cao thứ nhì trên thế giới.
2. Người Thụy Sĩ thích sôcôla nguyên chất
Người Thụy Sĩ đã phát minh ra sôcôla sữa vào năm 1875 và hiện nay sôcôla Thụy Sĩ đã nổi tiếng toàn thế giới. Nghiên cứu cho thấy sôcôla có thể khiến não con người giải phóng dopamine, tăng cảm thấy hưng phấn và vui vẻ. Và các nhà nghiên cứu khoa học cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa sôcôla đen và việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Mặc dù ăn nhiều sôcôla nhưng Thụy Sĩ lại là một trong những quốc gia có tỷ lệ béo phì thấp nhất ở châu Âu, chỉ khoảng 9%. Điều này là do họ sử dụng sôcôla nguyên chất thay vì thêm đường sữa hay vị ngọt vào chúng để ăn.
1. Chế độ ăn Địa Trung Hải thuần khiết nhất
Ở Tây Ban Nha, tuổi thọ trung bình năm 2018 là 83,1 tuổi, trong đó nam giới là 80,3 tuổi và nữ giới là 85,7 tuổi. Nguyên nhân chính dẫn đến tuổi thọ cao là chế độ ăn kiêng của người Tây Ban Nha, những người theo chế độ ăn kiêng truyền thống Địa Trung Hải.
Chế độ ăn Địa Trung Hải thường đề cập đến chế độ ăn của các nước Nam Âu dọc theo Biển Địa Trung Hải, chẳng hạn như Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha. Nguyên tắc của chế độ ăn này ủng hộ việc ăn nhiều trái cây, rau quả tươi theo mùa và thực phẩm địa phương.
Giàu dầu ô liu, cá và rau, chế độ ăn Địa Trung Hải đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cholesterol cao.
2. Người Tây Ban Nha phải nghỉ trưa
Người Tây Ban Nha cũng duy trì thói quen nghỉ trưa, các cửa hàng và văn phòng địa phương đóng cửa từ 2 giờ chiều đến 5 giờ chiều để mọi người nghỉ ngơi và dùng bữa cùng gia đình.
Thành phố Aldo thuộc tỉnh Valencia của Tây Ban Nha đã ra tuyên bố chính thức yêu cầu người dân phải nghỉ ngơi đủ 3 tiếng trong khoảng thời gian từ 2 giờ chiều đến 5 giờ chiều mỗi ngày, đồng thời cha mẹ không được phép cho trẻ ra ngoài, và không được phép gây tiếng ồn trên đường phố và trong cộng đồng làm phiền cư dân.
Ngủ trưa mỗi ngày quả thực là cách tốt nhất để bạn nạp lại năng lượng cho sức khỏe.
Nguồn và ảnh: Aboluowang