Để có một cơ thể khoẻ mạnh, không đau không ốm thì ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì chúng ta cũng cần quan tâm tới việc vệ sinh dụng cụ nấu nướng, bát đũa cẩn thận. Trong siêu thị, bà Vương đang định lấy một chai nước rửa bát trên kệ thì nghe được câu hỏi từ người bạn già là bà Lưu hỏi cô nhân viên về mối quan hệ của việc rửa bát và bệnh ung thư.
Nghe vậy, bà Vương rất hoang mang không biết chúng có quan hệ gì với nhau và hỏi bà Lưu xem thông tin này là thật hay giả. Bà Lưu khẳng định chắc chắn vì hôm qua đã đọc được một bài viết về 4 thói quen xấu khi rửa bát gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình.
Thấy vậy, bà Vương vẫn không hiểu lắm nhưng sợ nguy hại cho sức khoẻ cả nhà nên hôm sau bà quyết định đến bệnh viện muốn nghe bác sĩ tư vấn. Trước câu hỏi của bà Vương, bác sĩ chỉ mỉm cười và nói: "Đúng vậy, nếu khi dùng nước rửa bát mà có 4 thói quen này sẽ cực kỳ nguy hại cho sức khoẻ cả nhà, tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều bệnh trong đó có ung thư".
1. Không rửa hết xà phòng
Thói quen xấu tai hại, đang âm thầm "bào mòn" sức khỏe của cả gia đình chính là rửa bát không sạch, chưa hết xà phòng.
Nhiều người vì tiết kiệm nước và thời gian, thường không tráng bát kỹ, chỉ xả qua một lần dưới nước khiến xà phòng chưa đi hết, còn bám vào một vài cạnh, lỗ nhỏ.
Rửa bát sai cách sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư cho cơ thể
Và khi các thành phần hoá học có trong nước rửa bát không được loại bỏ sẽ dễ xâm nhập vào cơ thể, về lâu dài sẽ gây hại ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, là thủ phạm "tiếp tay" cho căn bệnh ung thư.
Hơn nữa, nhiều người thường quen sử dụng rất nhiều dầu rửa bát mỗi lần vì nghĩ rằng càng nhiều thì chúng sẽ càng sạch. Tuy nhiên, đây là chất tẩy rửa khi sử dụng quá nhiều không những không sạch mà còn gây ra tác động xấu.
Vậy nên, mỗi lần sử dụng chỉ nên dùng một lượng cực kỳ nhỏ rồi tráng bát 2-3 lần dưới nước để loại bỏ hết chất tẩy rửa có trên bề mặt.
Lưu ý, không nên đổ trực tiếp dầu rửa lên bát đũa vì điều này dễ khiến lớp dầu bị tồn đọng trên đồ dùng nhiều hơn.
2. Sử dụng nước rửa bát giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thói quen sử dụng nước rửa bát giả không rõ nguồn gốc xuất xứ cực kỳ nguy hại đến sức khỏe của cả gia đình.
Bởi trong những sản phẩm này có thể chứa các hóa chất tẩy rửa mạnh, được pha chế bằng những chất phụ gia, phẩm màu kém chất lượng không rõ nguồn gốc sẽ tìm ẩn nhiều nguy cơ về bàn tay và sức khỏe.
Sau khi rửa, những chất độc này vẫn còn khả năng lưu lại trên bát đũa, ngấm vào cơ thể qua đường ăn uống nhẹ thì gây ra tình trạng ngộ độc, nặng hơn sẽ khiến gan, thận chúng ta bị tổn thương hay ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hoá.
Vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình hãy chọn nước rửa bát từ các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và đã được kiểm chứng an toàn cho sức khỏe.
3. Dùng nước lạnh để rửa bát
Nhiều người vẫn thường dùng nước lạnh để rửa bát vì thấy nó tiện. Tuy nhiên, nước lạnh thường không thể làm loại bỏ đi vết mỡ hoàn toàn, nhất là vào những ngày nhiệt độ xuống thấp.
Sau khi rửa bát đũa thường bị ám một lớp mỡ vừa gây mất vệ sinh lại khó chịu cho người dùng.
Và theo một nghiên cứu thực nghiệm, tỷ lệ cặn dầu mỡ còn sót lại khi rửa bát bằng nước lạnh cao hơn tới gần 50% so với việc rửa bằng nước ấm.
Rửa bát bằng nước nóng sẽ giúp diệt khuẩn tốt nhất
Bên cạnh đó, vào những hôm trời lạnh việc tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh cùng dầu rửa bát khiến da tay dễ bị tổn thương, bong tróc.
4. Không khử trùng miếng tẩy rửa thường xuyên
Nhiều người có thói quen sử dụng miếng tẩy rửa cả tháng, thậm chí là cả năm mà không thay mới cũng như khử trùng.
Miếng rửa bát được xem là nơi sinh sôi, phát triển lý tưởng cho các loại vi khuẩn ẩm ướt. Hơn nữa, tình trạng thức ăn thừa bám trong miếng cũng khiến vi khuẩn phát triển nhanh hơn.
Theo kết quả nghiên cứu phân tích của trường Đại học Furtwangen (Đức) trên 14 miếng tẩy rửa bát đũa đã phát hiện tới 362 loại vi khuẩn khác nhau. Và số lượng vi khuẩn này còn nhiều hơn cả số vi khuẩn có trong nhà vệ sinh.
Miếng rửa bát là nơi sinh sống lý tưởng của vi khuẩn
Vậy nên, để đảm bảo sức khỏe hãy vệ sinh thật kỹ miếng rửa bát, rửa sạch tất cả các mảng bám và phơi khô sau mỗi lần sử dụng.
Đặc biệt, cần chú ý thay mới nó định kỳ khoảng 1 - 2 lần/ tháng. Và thường xuyên đun sôi hoặc ngâm miếng rửa bát trong nước nóng để khử trùng, diệt vi khuẩn, bảo vệ sức khoẻ.
(Theo Sohu)