Ngôi trường đại học cô đơn nhất Trung Quốc, ai hay nhớ nhà đừng dại thi vào vì đã có nhiều tiền bối "đứt gánh giữa đường"

Trang Vũ, Theo Đời sống & Pháp luật 10:02 21/02/2025
Chia sẻ

Một số sinh viên thậm chí bỏ học vì cảm thấy sợ hãi trước vị trí địa lý của trường.

Giáo dục đại học ngày càng phát triển, kéo theo xu hướng mở rộng và xây dựng thêm các cơ sở mới để đáp ứng nhu cầu học tập ngày một gia tăng. Điều này giúp nhiều trường đại học có điều kiện mở rộng quy mô đào tạo, tiếp cận nhiều sinh viên hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc mở rộng cũng mang lại những kết quả tích cực như mong đợi.

Đại học Lan Châu, một trong những ngôi trường danh giá của Trung Quốc cũng đã gặp phải tình huống đầy thách thức khi quyết định xây dựng cơ sở mới tại Du Trung. Tưởng chừng như đây sẽ là một bước tiến lớn giúp trường mở rộng tầm ảnh hưởng, nhưng thực tế, địa điểm mới này lại trở thành một rào cản đáng kể, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của trường.

Ngôi trường đại học cô đơn nhất Trung Quốc, ai hay nhớ nhà đừng dại thi vào vì đã có nhiều tiền bối "đứt gánh giữa đường"- Ảnh 1.

Đại học Lan Châu đã gặp phải tình huống đầy thách thức khi quyết định xây dựng cơ sở mới tại Du Trung.

Là trường đại học trọng điểm thuộc Dự án 985 và duy nhất ở tỉnh Cam Túc, Đại học Lan Châu mang trên mình bề dày lịch sử đáng nể. Từng được xếp vào nhóm 14 trường hàng đầu Trung Quốc, đây là nơi quy tụ nhiều nhân tài xuất sắc. Nhưng bắt đầu từ tháng 9 năm 2000, khi trường quyết định mở cơ sở mới tại Du Trung, nơi đây còn được biết đến với danh xưng... "ngôi trường cô đơn" nhất Trung Quốc.

Sở dĩ có tên gọi này là bởi cơ sở Du Trung của trường được đặt tại thị trấn Hạ Quan Doanh, huyện Du Trung, cách trung tâm thành phố Lan Châu hơn 90 dặm (khoảng 145km). Trên bản đồ, khoảng cách này có vẻ không quá đáng ngại. Nhưng thực tế lại khác xa tưởng tượng.

Ngôi trường nằm lọt thỏm giữa các dãy núi đá hùng vĩ, xung quanh là sa mạc và... không có gì khác! Giao thông vô cùng bất tiện, xe buýt công cộng hiếm hoi, đến mức nhiều giáo viên và sinh viên còn đùa rằng họ phải "cưỡi lạc đà" đến lớp. Một số còn hài hước gọi đây là "hành trình lưu đày" hơn là đi học.

Ngôi trường đại học cô đơn nhất Trung Quốc, ai hay nhớ nhà đừng dại thi vào vì đã có nhiều tiền bối "đứt gánh giữa đường"- Ảnh 2.

Ngôi trường nằm lọt thỏm giữa các dãy núi đá hùng vĩ.

Không chỉ bị cô lập về mặt địa lý, khu vực xung quanh trường cũng chẳng có nhiều tiện ích để sinh viên giải trí. Trong khi sinh viên ở các trường trung tâm có thể dễ dàng tụ tập ở những quán cà phê sang chảnh hay trung tâm thương mại sầm uất, thì sinh viên Du Trung lại có một "khu vui chơi" rộng mênh mông là những dãy núi trùng điệp và sa mạc bao la. Không khí vắng vẻ này có lẽ sẽ "chống chỉ định" với những người hay nhớ nhà!

Và sự thật là có không ít sinh viên sau một thời gian học tập đã tìm cách chuyển đến các trường khác hoặc bỏ học vì không chịu nổi sự cô đơn này. Theo thống kê của cựu hiệu trưởng Đại học Lan Châu, mỗi năm có khoảng 36 sinh viên bỏ học, và một phần trong số đó là do cảm thấy sợ hãi trước vị trí địa lý của trường.

Ngôi trường đại học cô đơn nhất Trung Quốc, ai hay nhớ nhà đừng dại thi vào vì đã có nhiều tiền bối "đứt gánh giữa đường"- Ảnh 3.

Ngôi trường đại học cô đơn nhất Trung Quốc, ai hay nhớ nhà đừng dại thi vào vì đã có nhiều tiền bối "đứt gánh giữa đường"- Ảnh 4.

Con đường đến trường của sinh viên cơ sở Du Trung.

Netizen cũng để lại rất nhiều bình luận thú vị khi nhìn thấy những hình ảnh của cơ sở Du Trung:

Ngôi trường này đúng là dành cho những ai thích "gác kiếm ẩn cư" đúng nghĩa.

- Mỗi lần ra khỏi trường là một chuyến du hành vượt địa hình.

- Bỗng dưng tôi nghĩ ra một câu slogan rất thú vị cho trường: "Muốn trốn thế giới ư? Hãy đến Đại học Lan Châu cơ sở Du Trung!". Nghe cũng thu hút và mang tính quảng bá đó chứ!

- Mấy trường khác lo sinh viên trốn học, còn trường này lo sinh viên trốn luôn khỏi trường.

Ngôi trường đại học cô đơn nhất Trung Quốc, ai hay nhớ nhà đừng dại thi vào vì đã có nhiều tiền bối "đứt gánh giữa đường"- Ảnh 5.

Cơ sở hạ tầng đã được hoàn thiện đáng kể để phục vụ sinh hoạt của sinh viên.

Cho tới hiện tại, sau hơn 20 năm, cơ sở hạ tầng tại đây cũng đã được hoàn thiện đáng kể. Ký túc xá hiện đại, đầy đủ tiện nghi với sức chứa 4 người/phòng – thậm chí còn tốt hơn nhiều trường khác. Và do xung quanh không có nhiều hàng quán hay khu mua sắm, trường cũng đã chủ động cung cấp hầu hết các dịch vụ thiết yếu ngay trong khuôn viên, giúp sinh viên đảm bảo cuộc sống sinh hoạt hàng ngày dù ở giữa vùng núi xa xôi.


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày