Những vết bầm tím trên da xuất hiện thường có thể là do bạn bị té ngã hoặc gặp phải những tổn thương vật lý ở mức độ nhẹ. Sự va chạm này tác động vào sẽ làm vỡ mạch máu dưới da, gây bầm tím. Tuy nhiên, trong trường hợp thấy những vết bầm tím xuất hiện quá nhiều lần mà không phải do một sự tác động vật lý nào thì đó có thể là triệu chứng cảnh báo một vài bệnh nguy hiểm sau.
Đây là căn bệnh có tính di truyền, khi mắc bệnh thì máu sẽ đông chậm hơn khi bị thương hoặc thậm chí là không đông. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do cơ thể thiếu một số loại protein cần thiết trong quá trình đông máu. Vì vậy, những người mắc bệnh máu khó đông thường rất hay gặp phải những vết bầm dưới da và vết thương chảy máu cũng khó cầm lại hơn những người khác.
Khi cơ thể thiếu vitamin C, bạn có thể mắc phải bệnh scurvy. Biểu hiện dễ nhận thấy là nướu răng bị chảy máu, những vết thâm tím hiện rõ dưới da. Bên cạnh đó, nếu cơ thể thiếu vitamin K thì bạn cũng có thể gặp phải tình trạng da tương tự.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng bầm tím còn là dấu hiệu của bệnh ung thư máu, ung thư tủy xương hoặc ung thư hạch bạch huyết. Người mắc phải những bệnh này thường dễ bị chảy máu nướu răng, da bầm tím, sốt cao, ớn lạnh, đổ mồi hôi đêm, kèm theo cả tình trạng đau nhức xương.
Gan có chức năng sản xuất các yếu tố đông máu nên nếu bộ phận này bị tổn thương thì cơ thể sẽ thiếu hụt nguồn protein cần thiết, từ đó làm máu khó đông và khiến bạn dễ bị chảy máu, bầm tím da. Đi kèm với đó là hiện tượng da chuyển sang màu vàng, ngứa da, nước tiểu có màu sẫm và chân còn có thể bị sưng phù.
Những người mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải hiện tượng da đổi màu thành ngăm đen, xuất hiện ở những vùng da mà tại đó, da tiếp xúc nhiều với vùng da khác. Sự biến đổi này có thể bị nhầm lẫn với vết bầm tím nhưng nguyên nhân thực chất là do đề kháng insulin gặp vấn đề. Vì vậy, tốt nhất thì bạn nên chủ động đi khám ngay khi gặp phải hiện tượng bầm tím xuất hiện thường xuyên.
Source (Nguồn): MSN