Nam sinh 19 tuổi đột tử sau khi uống nước lạnh

Nguyệt Quang, Theo thanhnienviet.vn 12:04 28/07/2025
Chia sẻ

Đáng nói sai lầm này ai cũng dễ mắc trong mùa hè.

Ngày 27/7, cụm từ khóa “uống nước lạnh đột tử” leo thẳng top tìm kiếm trên mạng xã hội Trung Quốc. Vụ việc xảy ra tại thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), khiến cộng đồng mạng không khỏi bàng hoàng, bởi nguyên nhân đến từ thói quen rất phổ biến: vận động xong lao vào phòng máy lạnh và uống một chai nước lạnh đến cạn đáy.

Nạn nhân là Tiểu Huy, nam sinh 19 tuổi vừa hoàn thành kỳ thi đại học. Sau kỳ thi, cậu duy trì thói quen chơi bóng rổ mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe. Và sau mỗi trận bóng đổ mồ hôi như tắm, cậu luôn “tự thưởng” bản thân bằng một chai nước giải khát ướp lạnh.

Nam sinh 19 tuổi đột tử sau khi uống nước lạnh- Ảnh 1.

Tai nạn xảy ra chỉ vài ngày trước. Sau khi chơi bóng xong, Tiểu Huy tiếp tục lấy một chai nước lạnh từ tủ, tu một hơi hết sạch. Chỉ vài phút sau, cậu cảm thấy tức ngực, đau thắt lồng ngực, càng lúc càng khó chịu.

Bạn bè lập tức gọi cấp cứu. Dù được đưa đến bệnh viện ngay trong đêm, nhưng Tiểu Huy không qua khỏi. Bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân là nhồi máu cơ tim cấp tính.

Một chai nước lạnh có thể dẫn đến đột tử?

Nghe qua tưởng khó tin, nhưng các bác sĩ cho biết: việc uống quá nhanh một lượng lớn nước lạnh sau khi vận động mạnh là hành vi rất nguy hiểm. Nó gây co thắt mạch máu đột ngột, khiến tim phải tăng tải đột ngột trong khi vẫn còn ở trạng thái gắng sức. Điều này có thể kích hoạt cơn nhồi máu cơ tim, đặc biệt ở người có thể trạng yếu hoặc cơ địa nhạy cảm với lạnh.

Những thói quen dễ gây nhồi máu cơ tim mùa hè:

- Phòng lạnh quá sâu: Đặc biệt dân văn phòng có thói quen ngủ trưa dưới điều hòa. Nhiệt độ phòng dưới 24 độ có thể làm mạch máu co lại đột ngột.

- Cơ địa hàn (dễ lạnh): Người thể trạng yếu, tay chân lạnh, dễ đổ mồ hôi, nên hạn chế ở lâu trong môi trường điều hòa. Theo Đông y gọi là "dương hư".

- Ăn quá nhiều đồ lạnh hoặc hải sản: Đây là nhóm thực phẩm có tính hàn, dễ gây rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng tim mạch nếu ăn nhiều trong thời tiết nóng ẩm.

- Tập luyện quá sức, căng thẳng cảm xúc: Cả hai đều làm tăng nhịp tim, tăng nhu cầu oxy của tim. Khi kết hợp thêm yếu tố lạnh đột ngột, nguy cơ tim bị “ngắt mạch” càng cao.

Vậy nếu muốn uống nước lạnh, cần lưu ý gì?

Sau khi vận động, nên nghỉ ngơi ít nhất 3 đến 5 phút, để nhịp tim và huyết áp trở lại trạng thái bình thường rồi mới uống nước mát.

Không uống ừng ực một hơi, nên uống từng ngụm nhỏ.

Có thể ngâm chai nước lạnh vào nước ấm khoảng 1 phút để giảm độ sốc lạnh trước khi uống.

Những thời điểm nên tuyệt đối tránh uống lạnh

- Khi đang bị cảm, sốt, tiêu chảy.

- Người bệnh tim, đang cảm thấy hồi hộp, tức ngực.

- Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người có cơ địa “sợ lạnh”.

- Buổi sáng sớm khi vừa thức dậy, hoặc ban đêm khi nhiệt độ xuống thấp.

Mùa hè nắng nóng, nhu cầu giải khát là tất yếu, nhưng giải khát đúng cách, đúng thời điểm mới là điều quan trọng. Đừng để một hành động tưởng chừng vô hại lại trở thành nguyên nhân của thảm kịch.

Nguồn và ảnh: Sohu

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày