Âm nhạc thế chỗ điện ảnh trong Làn sóng Hàn?

HanaZ - Tổng hợp từ CS, Theo 00:01 21/07/2010

Âm nhạc đang dần thế chỗ điện ảnh Hàn Quốc trong việc giúp Làn sóng Hàn trở nên lớn mạnh hơn nữa tại Nhật Bản. <img src='/Images/EmoticonOng/04.png'>

Thời gian gần đây, thay vì điện ảnh, âm nhạc đang giúp Làn sóng Hàn khẳng định tầm ảnh hưởng tại Nhật Bản. Nếu trước kia do ảnh hưởng của phim, fan của Làn sóng Hàn là phụ nữ trong độ tuổi 40-50 thì giờ đây, sự phát triển rầm rộ của các ban nhạc thần tượng đã khiến teen Nhật cũng trở nên cuồng nhiệt với làn sóng này.

 
Âm nhạc đang dần thế chỗ điện ảnh Hàn Quốc trong việc giúp Làn sóng Hàn trở nên lớn mạnh hơn nữa tại Nhật Bản

Big Bang là ví dụ điển hình cho hiện tượng các boygroup thần tượng Hàn Quốc đang làm mưa làm gió ở Nhật. Vừa mới được bình chọn là một trong 5 nghệ sĩ mới xuất sắc nhất trong Lễ trao giải Album vàng Nhật Bản vào tháng 2 thì sau đó 3 tháng, vào tháng 5, Big Bang tiếp tục giành chiến thắng tại hạng mục Video nhạc pop hay nhất tại Lễ trao giải MTV Nhật Bản. Bên cạnh đó, kể từ khi Big Bang bắt đầu hoạt động tại Nhật vào năm 2008, hầu hết các concert tour ở đây của nhóm đều cháy vé.

 
Đại diện hàng đầu cho hiện tượng các boygroup thần tượng Hàn Quốc gây sốt ở Nhật là Big Bang         

Các đại diện khác cho trào lưu boygroup Hàn lấn sân Nhật Bản còn có 2PM, 2AM, SHINee, BEAST, MBLAQ, v.v… Hwang Minhee – một đại diện của YG Entertainment cho biết: “Các fan của RainSe7en chủ yếu đều ở độ tuổi 30 hoặc 50, nhưng các ban nhạc thần tượng gần đây như Big Bang lại đang được các teen Nhật đặc biệt yêu thích.”

 





 
2PM, 2AM, SHINee, BEAST, MBLAQ, v.v…cũng là những cái tên đại diện cho trào lưu boygroup Hàn lấn sân Nhật Bản

Không chịu thua kém các boygroup, các girlgroup như KARA, 4MinuteSNSD cũng đang rủ nhau chuyển hướng tấn công sang thị trường Nhật Bản. Nhân viên của Mnet Japan Min Byungho giải thích: “Hiện tại ở Nhật chỉ có một vài girlgroup như AKB48 đang có khả năng thu hút sự chú ý của khán giả. Điểm đặc biệt hứa hẹn đối với các girlgroup Hàn Quốc là 80-90% fan của họ ở Nhật đều là teen hoặc đang ở độ tuổi 20.”

 

 
Các girlgroup cũng đang rủ nhau chuyển hướng tấn công sang thị trường Nhật Bản

Sự lớn mạnh của Mnet Japan thời gian gần đây cũng là minh chứng cho việc các ca sĩ và âm nhạc Hàn Quốc đang ngày một phát triển tại Nhật. Tháng 1/2008, chỉ có khoảng 50.000 khán giả Nhật đón xem chương trình này, nhưng con số này sau đó đã tăng gần gấp đôi, lên tới 90.000.

 
Lượng khán giả của Mnet Japan thời gian gần đây cũng tăng gần gấp đôi

Nhanh chân hơn các ban nhạc thần tượng, các ca sĩ hát ballad đã sớm xây dựng được một lực lượng fan đông đảo và hùng hậu, đặc biệt là các fan lớn tuổi. Đáng chú ý nhất trong số này là nhóm nhạc SG Wannabe. Trong vòng 4 năm, SG Wannabe từng tổ chức khoảng 100 buổi biểu diễn tại Nhật. IS Entermedia Group – công ty quản lý của SG Wannabe – tiết lộ: 70% khán giả tới xem các buổi biểu diễn của nhóm đều ở trong độ tuổi 40-50.

 
Các ca sĩ hát ballad tỏ ra nhanh chân hơn các ban nhạc thần tượng trong việc tấn công thị trường âm nhạc Nhật Bản

Nam diễn viên Ryu Siwon hay nam diễn viên quá cố Park Yongha cũng rất nhiều lần lấn sân sang lĩnh vực ca hát bằng những bản ballad. Ryu Sikwan – người đứng đầu R’s Company đồng thời là công ty quản lý của Ryu Siwon – cho rằng: vì các phim Hàn chiếu ở Nhật đều được lồng tiếng nên “các fan thích nghe các diễn viên yêu thích hát vì chuyện này sẽ giúp họ gần gũi với thần tượng của mình hơn.”

 
Một số diễn viên cũng trở thành ca sĩ để gần gũi hơn với các fan

Hiện tại, khi âm nhạc Hàn bắt đầu phủ sóng rộng rãi tại Nhật thì tầm ảnh hưởng với các fan Nhật của điện ảnh Hàn dường như đang bị thu gọn lại. Kể từ thời Bản Tình Ca Mùa Đông hay Báu Vật Hoàng Cung Dae Janggeum, không có phim truyền hình Hàn nào thật sự gây được tiếng vang tại đây. Ngay cả bom tấn Iris phát sóng trên đài TBS danh tiếng từ đầu năm nay cũng chỉ đạt tới mức rating 7-8%. Tuy nhiên việc này không có nghĩa là phim Hàn đã hoàn toàn đánh mất chỗ đứng của mình tại Nhật. Các đài truyền hình Fuji TV, TBS, v.v… vẫn sắp xếp những khung giờ cố định để phát sóng phim Hàn.

 
Nếu kết hợp âm nhạc với điện ảnh, Làn sóng Hàn sẽ phát triển nhiều hơn nữa

Giáo sư Son Dehyun của Đại học Hanyang cho biết: “Chúng ta từng được chứng kiến sự bùng nổ của Làn sóng Hàn thông qua phim truyền hình và phim điện ảnh vào khoảng năm 2005, nhưng giờ thì có vẻ như Làn sóng Hàn có xu hướng ổn định hơn là phát triển. Làn sóng Hàn sẽ thu hút khán giả Nhật hơn nếu âm nhạc và điện ảnh Hàn Quốc phối hợp với nhau vì gần đây các ca sĩ Hàn Quốc đang rất được các fan Nhật trẻ tuổi ưa chuộng.”