Tất cả chúng ta đều nghĩ rằng tuổi thọ có liên quan chặt chẽ đến công việc và chế độ ăn uống. Điều này không sai. Nhưng bạn có biết, có những hành vi trong cuộc sống thực sự có liên quan chặt chẽ đến tuổi thọ - trong đó có đi bộ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên hệ nhất định giữa cách đi bộ và tuổi thọ của một người. Cụ thể như sau:
Đại học Leicester ở Vương quốc Anh đã theo dõi và nghiên cứu tốc độ đi bộ, chỉ số khối cơ thể của 475.000 người trong 7 năm. Thông qua phân tích các mô hình dữ liệu liên quan để ước tính tuổi thọ của các đối tượng nghiên cứu, kết quả cho thấy bất kể chỉ số khối cơ thể là bao nhiêu, những người đi bộ nhanh có tuổi thọ cao hơn.
Một nghiên cứu khác về tốc độ, dáng đi và tuổi thọ của 35.000 người trên 65 tuổi cho thấy tốc độ đi bộ tăng 0,1 m/s có liên quan đến việc giảm 12% nguy cơ tử vong.
Đại học Pittsburgh ở Hoa Kỳ cũng đã tiến hành một thí nghiệm liên quan và phát hiện ra rằng những người cao tuổi đi bộ nhanh hơn 0,8 m/s có xu hướng sống lâu hơn.
Điều này được lý giải như thế nào? Mặc dù đi bộ có vẻ rất đơn giản nhưng trên thực tế, đi bộ đòi hỏi sự huy động 60-70% các nhóm cơ của cơ thể. Để đi bộ trơn tru đòi hỏi sự hợp tác hoàn hảo của xương, cơ, dây thần kinh và các hệ thống khác. Như vậy rất tốn năng lượng.
Chúng ta đều biết rằng những người có sức khỏe tốt có xu hướng "đi bộ như bay", còn những người yếu hơn hoặc có bệnh tiềm ẩn thường không thể đi nhanh hoặc đi không vững.
Đi bộ nhanh cũng có thể giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bệnh tim mạch, mạch máu não, và có thể phòng ngừa rất tốt đối với tăng huyết áp, tăng lipid máu, độ nhớt của máu... Đi bộ nhanh là một bài tập toàn thân rất tốt.
Có thể thấy rằng tốc độ đi bộ phần nào phản ánh tình trạng thể chất của một người ở một mức độ nhất định. Đặc điểm này có thể dự đoán thời gian sống của họ.
Gặp 7 dấu hiệu này khi đi bộ, tuổi thọ của một người dễ bị ảnh hưởng vì bệnh tật
1. Đau ở lòng bàn chân khi đi bộ, cảnh giác với bệnh viêm cân gan chân
Viêm cân gan chân là tình trạng viêm dải mô dày chạy dọc bàn chân. Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm cân gan là gây đau nhói ở gót chân, đặc biệt là những bước chân đầu tiên vào buổi sáng khi thức dậy hoặc sau khi ngồi lâu. Cơn đau thường sẽ giảm bớt sau đó và đau nhiều hơn khi tập luyện thể thao.
2. Đau răng hoặc đau hàm khi đi lại, cảnh giác với nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim có thể có biểu hiện là đau răng hoặc đau hàm khi chuyển động cơ thể. Khi tập thể dục, họ sẽ cảm thấy cơn đau rõ ràng hơn, thậm chí ngay cả khi dừng lại nó cũng không hết đau.
3. Đi bộ trong tư thế như bước chân như "cái kéo", cảnh giác với nhồi máu não
Đi bộ giống như vẽ vòng tròn, tư thế như cái kéo, đầu gối của hai chân luôn áp sát vào nhau... là dáng đi bất thường. Đó có thể là dấu hiệu ban đầu của nhồi máu não.
4. Khi đi bộ, một tay không thể vung tự nhiên, hãy cảnh giác với bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động, không thể vận động nhanh và các thao tác trở nên kém linh hoạt hơn. Dáng đi của người bệnh trở nên bất thường, tốc độ di chuyển giảm xuống, khoảng cách giữa các bước đi ngắn dần. Nếu bạn đi bộ với tư thế không đối xứng, một cánh tay vung bình thường, nhưng tay bên kia không lắc lư tự nhiên thì có thể là một trong những triệu chứng của bệnh Parkinson.
5. Đi bộ như say, cảnh giác với khả năng bị teo tiểu não
Chức năng của tiểu não chủ yếu là duy trì sự cân bằng của cơ thể, điều chỉnh sức mạnh và tư thế của bàn chân, làm cho việc đi bộ ổn định hơn. Khi tiểu não bị bệnh, lực, tốc độ và khoảng cách của chân có thể bị tính toán sai, khiến hai chân đi lại yếu hơn. Tư thế đi bộ lúc này như ở một người say rượu.
6. Đau nhức gối sau khi đi bộ, cảnh giác với viêm khớp gối
Nếu bạn bị viêm khớp gối, bạn có thể cảm thấy đau nhức gối sau khi đi bộ, ngồi xuống và nghỉ ngơi. Để chống lại điều này, hãy thử chườm lạnh lên đầu gối trong tối đa 20 phút, có thể giúp ngăn chặn bất kỳ chứng viêm não phát triển sau khi tập thể dục và làm cho toàn bộ quá trình tập luyện trở nên thoải mái hơn.
7. Đau thắt lưng và tê chân sẽ đi bộ, cảnh giác với hẹp cột sống thắt lưng
Hẹp ống sống là tình trạng xảy ra khi khoang trống này bị thu hẹp dẫn đến hiện tượng chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ có cảm giác mỏi cổ, tê vai, đau lưng, cảm giác đau lan từ hông xuống 2 chân. Một số người bị bệnh sẽ cảm thấy đau thắt lưng và tê chân khi đi bộ trong một thời gian dài.