Có một việc nhiều người làm khi ăn uống hàng ngày tưởng rằng vô hại nhưng lại hại vô cùng, đó là ăn quá nhanh. Lý do có thể xuất phát từ sự bận rộn, thói quen hoặc thậm chí chỉ đơn giản là sở thích. Tuy nhiên, việc ăn quá nhanh, nhai không kỹ ngoài gây hại cho hệ tiêu hóa thì còn có thể kéo bạn xuống vũng lầy của nhiều bệnh tật nguy hiểm khác. Có thể kể đến như:
Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy anh nhanh dễ gây tăng cân, béo phì. Nghiên cứu gần đây nhất về vấn đề này đến từ Bệnh viện Shaw trực thuộc Trường Y Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) vào năm 2024.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người ăn nhanh có chỉ số khối cơ thể, vòng eo và vùng mỡ nội tạng cao hơn những người nhai chậm. Sau khi xem xét kỹ hơn về giới tính, tuổi tác, hút thuốc, uống rượu, mức độ hoạt động thể chất hàng tuần và lượng thức ăn chủ yếu, những người ăn nhanh sẽ tăng nguy cơ béo bụng lên 66% và tăng nguy cơ béo phì nội tạng lên 65%.
Có 3 lý do chủ yếu khiến nhanh gây tăng cân, béo phì. Một là ăn khi quá nhanh khiến chúng ta dễ tiêu thụ nhiều thức ăn hơn. Bởi nó làm chúng ta không tập trung kiểm soát lượng thức ăn, não bộ không kịp thu nhận tín hiệu no và ăn nhiều hơn, thèm ăn vặt ngay sau bữa chính.
Hai là ăn quá nhanh dễ dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, lâu dần có thể gây ra tình trạng kháng insulin, khiến cơ thể tích mỡ nhiều hơn. Cuối cùng, thức ăn chưa được nhai kỹ khi vào dạ dày, đường ruột sẽ khó hấp thụ, trao đổi chất chậm lại và tích trữ mỡ thừa.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Nutrition tiết lộ mối quan hệ giữa tốc độ ăn uống, nhiệt độ thực phẩm và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Trong đó, ăn quá nhanh làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 ngay cả khi loại bỏ các yếu tố tuổi tác, thực phẩm, thời điểm ăn. Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Hiroshima Nhật Bản gần đây cũng chỉ ra điều tương tự.
Cụ thể việc ăn quá nhanh có thể khiến cơ thể bạn bị “sốc” đường và sinh ra phản ứng kháng insulin. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường. Việc nạp nhanh một lượng thực phẩm sẽ làm biến đổi nồng độ glucose trong máu đột ngột, lâu ngày dẫn đến phản ứng đề kháng insulin chính là lý do gây ra tiểu đường.
Ngoài ra, như đã nói ăn nhanh làm chúng ta ăn nhiều hơn nên tăng cân, béo phì. Trong khi đây đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường.
Bên cạnh béo phì và tiểu đường, ăn nhanh cũng gây hại cho trái tim. Cụ thể là nó tác động không tốt tới tuần hoàn máu, tăng nguy cơ mắc huyết áp cao và rối loạn mỡ máu.
Các nghiên cứu từ trước đến nay chỉ ăn nhanh, đặc biệt là bữa trưa và bữa tối làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu và cao huyết áp. Một nghiên cứu gần đây của Ý đã đưa ra nguyên nhân của hiện tượng này là việc ăn nhanh có thể cản trở các tín hiệu khiến chúng ta cảm thấy no, khiến chúng ta ăn quá nhiều và tăng cân nên làm rối loạn chuyển hóa. Ngoài ra, việc tiêu thụ một lượng lớn năng lượng trong thời gian ngắn cũng có thể làm gián đoạn quá trình trao đổi chất của chúng ta.
Ngoài tác hại về mặt thể chất, ăn quá nhanh còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta. Nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Sức khỏe Nam giới cho thấy mối tương quan đáng kể giữa tốc độ ăn uống và các triệu chứng trầm cảm ở đàn ông trưởng thành Trung Quốc.
Kết quả cho thấy những người ăn với tốc độ bình thường hoặc nhanh hơn có nguy cơ trầm cảm cao hơn những người ăn chậm. Mối quan hệ này thậm chí không liên quan tới thực phẩm hay thời điểm ăn. Điều này cho thấy tốc độ bạn ăn có thể có tác động quan trọng đến sức khỏe tinh thần của bạn.
Tác động của việc ăn uống đối với sức khỏe tâm thần cũng đã được chứng minh trong các nghiên cứu trước đây. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy hormone tiêu hóa có tác động đến việc sản xuất dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong tâm trạng, năng lượng và hạnh phúc. Ăn quá nhanh có thể làm rối loạn quá trình này. Chưa kể, ăn quá nhanh trong thời gian dài gây thừa cân, rối loạn chuyển hóa, suy giảm miễn dịch và tăng khả năng viêm nên ảnh hưởng xấu tới trạng thái tinh thần.
Theo các chuyên gia, thời gian trung bình lý tưởng cho một bữa ăn là 20 phút. Ngay cả khi bạn quá vội vã với bữa sáng thì cũng không nên dành ít hơn 15 phút cho bữa ăn của mình. Còn bữa tối thì nên ở mức 25 - 30 phút.
Đặc biệt là phải nhai kỹ, nuốt chậm, 32 lần là con số được chuyên gia sức khỏe khuyến nghị bạn nhai trước khi nuốt. Nếu không thể, hãy đảm bảo nhai ít nhất 12 lần rồi mới nuốt. Cũng không nên vừa di chuyển hay vận động vừa nhai. Hãy tập trung khi ăn uống, tránh xa cả vô tuyến hay các thiết bị điện tử khác.
Bạn có thể áp dụng một số mẹo để rèn thói quen nhai kỹ, ăn chậm hơn. Ví dụ như chọn thực phẩm cần nhai nhiều lần, cắn miếng lớn hơn, đếm nhẩm số lần nhai, bấm giờ thời gian ăn, ăn uống trước gương. Hoặc thay đổi dụng cụ ăn uống bằng thìa nĩa nhỏ hơn cũng có thể giúp ăn chậm lại.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This