Hành động được nhắc tới ở đây là khóc, hay tạo ra nước mắt. Đó là một bản năng bẩm sinh của con người, kỹ năng đầu tiên chúng ta thành thạo sau khi sinh ra. Mặc dù tất cả các giọt nước mắt đều trông giống nhau, nhưng khi nhìn dưới kính hiển vi, mỗi giọt nước mắt lại rất khác nhau.
Từ trái sang, từ trên xuống lần lượt là: Nước mắt khi buồn; Nước mắt khi cắt hành; Nước mắt khi bị kích thích bởi dầu bạc hà; Nước mắt khi đau (Ảnh: Maurice Mikkers)
Nhiếp ảnh gia người Hà Lan Maurice Mikkers đã thu thập các loại nước mắt khác nhau và tiến hành một cuộc thử nghiệm để chụp lại ảnh của chúng. Ngoài các hình dạng khác nhau, theo Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ, nước mắt có thể được chia thành ba loại.
- Nước mắt cơ bản (cơ sở): Cho dù mắt mở hay nhắm, các tế bào cốc của kết mạc và tuyến lệ phụ sẽ tiết ra một ít nước mắt, đó là nước mắt cơ bản.
Thành phần chính của nó là muối và các chất khử trùng, chẳng hạn như lactoferrin và immunoglobulin, có chức năng rửa sạch các chất lạ và chất kích thích.
Mọi người thường không cảm thấy sự tồn tại của nó, nhưng nếu không có nó, mắt sẽ cảm thấy có gì đó hoặc bụi, dẫn đến khô mắt và thậm chí mất khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Nước mắt phản xạ: Nước mắt chảy ra do phản xạ có điều kiện như tiếp xúc với mùi hăng của hành, khói, bụi, sỏi, mảnh vụn, bột... gọi là chảy nước mắt phản xạ.
Những giọt nước mắt này được giải phóng với khối lượng lớn hơn để đẩy các vật thể hoặc hạt lạ ra ngoài, đồng thời chứa nhiều kháng thể hơn để giúp chống lại vi khuẩn trong chất gây kích ứng.
- Nước mắt cảm xúc: Loại này chỉ có ở con người và là một trong những điểm khác biệt chính giữa con người và động vật.
Khi con người quá buồn, quá vui, sợ hãi, căng thẳng và mất kiểm soát về mặt cảm xúc, nước mắt có thể giúp vượt qua nhiều cảm xúc khác nhau.
Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những giọt nước mắt cảm xúc chứa nồng độ hormone và protein cao hơn, chẳng hạn như hormone vỏ thượng thận, enkephalin và catechol, không thể phát hiện được trong những giọt nước mắt được kích thích bởi hành tây hoặc những thứ tương tự.
Ảnh minh họa: GiftDB
Tuy nhiên, dù là loại nước mắt nào đi chăng nữa thì chúng cũng đều đem lại những lợi ích sức khỏe mà có thể trước nay bạn vẫn không hề hay biết.
Có thể nói nước mắt giúp trục xuất một số "độc tố" ra khỏi cơ thể con người, có chức năng làm sạch, bôi trơn và kháng khuẩn, đồng thời có thể làm tâm trạng thư thái.
Làm sạch đôi mắt
Nước mắt cần thiết để giữ ẩm cho mắt và chứa protein cũng như các chất khác giúp mắt khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Nước mắt có chứa "lysozyme", là chất tự vệ của cơ thể con người. Khi khóc, nước mắt không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm giác mạc, làm sạch mắt mà còn có tác dụng diệt khuẩn.
Tìm sự bình tĩnh, giúp bạn ngủ ngon
Khóc khiến cơ thể giải phóng norepinephrine, một chất dẫn truyền thần kinh giúp con người trút cơn đau và cảm thấy bình tĩnh.
Một ví dụ rất sinh động là sau khi khóc, cả trẻ em và người lớn đều có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
Giúp sức khỏe tim mạch
Khi con người khóc, họ sẽ tiếp tục hít vào (hô hấp), giúp ích cho công việc của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn máu. Điều này đã được sử dụng trong một số bài tập thở có tác dụng điều trị bệnh hen suyễn và viêm phế quản.
Giải độc cảm xúc
Các chuyên gia từ Phòng thí nghiệm Tâm thần của Trung tâm Y tế St. Paul Ramsey (Hoa Kỳ) phát hiện ra rằng sau khi con người khóc, những cảm xúc tiêu cực của họ có thể giảm đi 40%.
Những giọt nước mắt cảm xúc có chứa các hormone gây căng thẳng được bài tiết trong khi khóc; khóc cũng kích hoạt cơ thể giải phóng endorphin tạo cảm giác dễ chịu.
Giúp đốt cháy chất béo
Những giọt nước mắt cảm xúc giúp đốt cháy chất béo, khi bạn khóc sẽ làm giảm hormone gây căng thẳng và giúp tiêu hao mỡ bụng.
Thông qua nước mắt, hormone vỏ thượng thận được giải phóng, mức độ cortisol trong cơ thể giảm xuống và cơ thể không còn phát đi tín hiệu "cần nhiều calo hơn để chống lại căng thẳng" (đốt cháy năng lượng).
Ảnh minh họa: My Kara Pop
Mặc dù khóc là một cách hiệu quả để giải tỏa cảm xúc, nhưng nó không thể không được kiềm chế.
Muốn khóc đừng kìm nén
Khi cảm thấy những cảm xúc tiêu cực, bạn nên trút bỏ chúng càng sớm càng tốt thay vì giữ chúng trong lòng. Khóc thực ra là một cách thể hiện, không cần phải cố ý kìm nén khi xúc động.
Giải phóng cảm xúc, hãy tìm đúng nơi
Một môi trường an toàn có lợi cho mọi người thể hiện cảm xúc thật của mình, ở nhà hoặc những nơi mà họ nghĩ rằng họ có thể tin tưởng, họ có thể cởi bỏ lớp ngụy trang và giải phóng mặt "dễ bị tổn thương" của mình.
Tốt nhất là không quá 15 phút
Chức năng tiêu hóa của con người cực kỳ nhạy cảm với cảm xúc, nếu buồn hay khóc quá lâu sẽ khiến hoạt động vận động của dạ dày chậm lại, gây ra các bệnh về dạ dày, tinh thần cũng dễ rơi vào thời kỳ mệt mỏi.
Thời gian khóc không nên quá lâu, khi cảm thấy đã bình tĩnh lại thì nên kiềm chế trong vòng 15 phút.
Bỏ mọi muộn phiền sau những giọt nước mắt
Trong mắt các chuyên gia tâm lý, khóc là "rửa sạch trái tim", vì năng lượng tiêu cực đã được bài tiết nên sau khi khóc bạn nên thư giãn, có thể đi ngủ hoặc đi dạo, không nên vội vàng làm việc khác.
Ngoài ra, một số bệnh nhân trầm cảm rất hay khóc, họ thường khóc thầm thay vì khóc to. Nếu phát hiện những người xung quanh có tâm trạng ủ rũ, buồn bã trong hai tuần, thường xuyên khóc thầm thì nên khuyên họ đi khám chữa bệnh kịp thời.
Nguồn: QQ, Healthline