Món ăn có sẵn trên mâm cơm ngày Tết của người Việt: Là "kho" men tiêu hoá, tăng miễn dịch cực đỉnh

Ngọc Minh, Theo Đời sống pháp luật 14:09 11/02/2024
Chia sẻ

Mâm cơm ngày Tết của người Việt có rất nhiều món ăn. Trong đó, dưa hành là món ăn kèm không thể thiếu.

Dưa hành hay hành muối là một loại dưa muối dùng nguyên liệu chính là hành củ muối chua theo phương thức lên men vi sinh. Đây là món ăn cổ truyền thường có trong mâm cơm ngày Tết của người Việt. Dưa hành thường được ăn cùng với thịt mỡ và bánh chưng giúp đỡ ngán.

Nhà nghiên cứu khoa học Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, cho hay khi muối dưa hành, mọi người nên sử dụng củ hành trắng sẽ ngon và thơm hơn hành tía. Hành tía hăng và cay hơn khiến cho vại dưa lâu chín hơn.

Dưa ngon nhất khi củ hành có màu trắng nuột, độ chua vừa phải, không bị hăng cay, ăn giòn và không bị ủng nẫu.

Món ăn có sẵn trên mâm cơm ngày Tết của người Việt: Là kho men tiêu hoá, tăng miễn dịch cực đỉnh - Ảnh 1.

Dưa hành

"Dưa hành thường được sử dụng như một đồ ăn kèm với bánh chưng hoặc với các loại thịt nhiều mỡ như: thịt đông, thịt mỡ, thịt kho tàu. Trong ngày Tết mâm cao cỗ đầy, dưa hành có vị chua dịu, cay vừa giúp gia tăng hương vị vừa giúp cơ thể tiêu hóa đồ ăn", ông Sáng nói.

Lợi ích của dưa hành

Dưa hành muối được ví như "kho" men probiotics và các vi khuẩn có lợi, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch. Vào những ngày Tết, mọi người thường ăn nhiều thức ăn giàu đạm nên ăn kèm dưa hành sẽ giúp giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.

Theo ông Sáng, dưa hành còn có tính cay nóng và ấm. Vì vậy, ăn dưa hành cũng là cách giữ ấm cho cơ thể.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra dưa hành có nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như: vitamin A, C, E, selen, kẽm... có lợi sức khỏe. Các chất này có khả năng bảo vệ các tế bào trong cơ thể, ngăn ngừa những vấn đề về bệnh tim mạch, ung thư và lão hoá trong cơ thể.

Lưu ý khi sử dụng dưa hành

Ông Sáng cũng cho biết thêm, khi muối dưa hành cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Dưa muối lâu có hiện tượng úng hỏng thì không nên cố ăn. Dưa hành có tính cay nóng nên không ăn quá nhiều.

Dưới đây là một số người cần lưu ý khi sử dụng dưa hành:

Món ăn có sẵn trên mâm cơm ngày Tết của người Việt: Là kho men tiêu hoá, tăng miễn dịch cực đỉnh - Ảnh 2.

Lương y Bùi Đắc Sáng.

- Người bị bệnh dạ dày: Dưa hành chứa nhiều muối và có tính axit, ăn nhiều sẽ gây tổn hại cho dạ dày.

- Người tăng huyết áp, bệnh thận: Dưa hành thường có chứa một lượng muối mặn do vậy không phù hợp để ăn nhiều. Nếu muốn ăn nên ăn 1-2 củ để thưởng thức hương vị.

- Người có bệnh tim mạch, bệnh gan: Dưa hành có tính cay nóng và được muối cùng các gia vị mặn, cay. Đây đều là những yếu tố có khả năng kích thích nhiệt độ trong cơ thể, tăng nguy cơ bất lợi cho sức khoẻ người bệnh.

- Phụ nữ mang thai: Dưa hành được muối lên men trong môi trường yếm khí do vậy có thể còn một số vi khuẩn. Do vậy, để đảm bảo an toàn phụ nữ mang thai không nên ăn dưa hành.

- Trẻ em: Với trẻ em, hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, không nên ăn dưa hành.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày