Một bà mẹ Trung Quốc mới đây chia sẻ tình huống "đau đầu" trên diễn đàn dành cho phụ huynh. Cô kể rằng con mình đang học lớp 2, một ngày đột nhiên hỏi: "Mẹ ơi, chúng ta có bao nhiêu ngôi nhà?". Bà mẹ nhất thời không nghĩ ra câu trả lời hợp lý, chỉ có thể đánh trống lảng vài câu rồi chuyển đề tài.
Không ngờ ngày hôm sau đứa nhỏ về nhà lại nhắc tới chuyện này, còn nói bạn học của mình có năm căn nhà, không ngừng truy vấn "Vì sao nhà chúng ta không có nhiều như vậy?". Bà mẹ có chút hốt hoảng, không hiểu sao một đứa trẻ nhỏ tuổi như vậy có thể nghĩ đến vấn đề "thực dụng" đến thế.
Ảnh minh họa
Trên thực tế, vấn đề đứa trẻ đặt ra không có gì quá đáng cả nhưng cách xử lý của bà mẹ thì chưa thực sự khôn khéo. Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ con không nên biết về tiền bạc, nhà cửa, tuy nhiên để trẻ em bị nhiễm tâm lý của sự phù phiếm và so sánh, cha mẹ cần phải nói chuyện với trẻ quan điểm về tiền bạc.
Nhiều trẻ em dường như không có khái niệm về tiền bạc. Tiền trong mắt chúng chỉ là cha mẹ sử dụng thẻ hay điện thoại di động để "quét", không hiểu sự vất vả lao động của cha mẹ. Đa số bậc phụ huynh lại hiếm khi nói chuyện với con cái về tiền bạc, để lớn lên tự nhiên con sẽ hiểu.
Giáo dục trẻ em về tiền bạc không phải để cho đứa trẻ sớm mang gánh nặng gia đình mà là để con biết trân trọng; để cho đứa trẻ hiểu rằng khi muốn đạt được điều gì, cần phải thông qua những nỗ lực của mình mà phấn đấu.
Cựu thủ tướng Đức Angela Merkel nói: "Giáo dục tiền bạc là một khóa học bắt buộc trong cuộc sống và là trọng tâm của giáo dục con cái, cũng giống như tiền bạc là trọng tâm của gia đình". Trong giáo dục gia đình, không nói chuyện với trẻ về tiền bạc là sự thất bại lớn nhất của cha mẹ!
Gần đây, một cậu bé 11 tuổi ở Quý Dương, Trung Quốc, trong khi ở nhà sử dụng điện thoại di động để học trực tuyến, chưa đầy 3 tháng đã nạp tiền vào tài khoản game gần 200 triệu đồng. Hai năm trước, một cô bé 12 tuổi ở Quảng Đông, Trung Quốc, đã chi hơn 6 tỷ đồng để thưởng cho người dẫn chương trình vì nghiện phát sóng trực tiếp trên một nền tảng.
Những đứa trẻ này hoàn toàn không có khái niệm về tiền bạc, chỉ biết rằng tiền có thể mua một cái gì đó và muốn sử dụng nó. Đằng sau phần thưởng bừa bãi mà trẻ dành cho "thần tượng" là sự thiếu sót về giáo dục tiền bạc của cha mẹ dành cho con cái.
Doanh nhân người Mỹ gốc Nhật Robert Kiyosaki, tác giả cuốn "Cha giàu, cha nghèo", nói: "Nếu bạn không thể dạy con mình về tiền bạc, sau này sẽ có người khác thay thế bạn, chẳng hạn như chủ nợ, cảnh sát và thậm chí là những kẻ lừa đảo. Nếu để những người này giáo dục con bạn về tài chính, tôi sợ bạn và con cái của bạn sẽ phải trả cái giá đắt hơn".
1. Cho con biết tiền từ đâu mà đến
Trẻ em chi tiêu bừa bãi, lý do chính bởi chúng không biết tiền là gì. Vì vậy, bước đầu tiên trong giáo dục tiền bạc là cho trẻ biết tiền từ đâu mà đến. Cho dù gia đình nghèo hay giàu, hãy nói với con cái một cách trung thực, điều quan trọng là phải làm cho đứa trẻ hiểu rằng tiền kiếm được thông qua những nỗ lực của riêng mình.
Trẻ em có những giai đoạn nhạy cảm khác nhau ở các độ tuổi khác nhau và 6-12 tuổi là thời gian tốt nhất để giáo dục tiền bạc cho trẻ. Trong thực tế, mỗi khi đi siêu thị là một cơ hội tuyệt vời để bạn dạy con. Ví dụ, bạn có thể cho trẻ mua một vài quả táo, một vài quả cà chua. Khi nhìn thấy một mặt hàng, bạn có thể dạy trẻ nhận thức về nhãn giá; Hiểu nội dung, số liệu trên nhãn để có thể giúp trẻ có một sự hiểu biết đơn giản về "tiền".
2. Từ 3 - 12 tuổi, nói về cách tiền sẽ được chi tiêu
Siêu thị vẫn là nơi thực hành thuận tiện nhất cho trẻ để biết tiền. Trước khi đi siêu thị, cha mẹ có thể liệt kê danh sách mua sắm với con cái và sau đó đưa ra ngân sách. Bằng cách này, trẻ có thể biết những gì có thể được mua, những gì không thể được mua, và cũng hiểu ý nghĩa của các con số trên nhãn giá.
Chẳng hạn: "Hôm nay mẹ sẽ cho con 100 ngàn, con phải mua đồ trong danh sách. Đây là một tờ 100 ngàn, một tờ 10 ngàn, hai tờ 5 ngàn, tổng cộng là 120 ngàn". Mua sắm trong siêu thị là nơi tốt nhất để dạy trẻ phân biệt tiền bạc, học số học cơ bản và giác ngộ tài chính.
Một số trường mẫu giáo sẽ thực hiện các hoạt động như "chợ tết", "siêu thị quầy hàng", để trẻ chuẩn bị một số tiền nhất định, tự do mua các mặt hàng chuẩn bị trước, các hoạt động như vậy là để nuôi dưỡng nhận thức của trẻ em về tiền bạc. Trẻ em ở độ tuổi này, mặc dù có kiến thức cơ bản về tính toán nhưng vẫn còn thiếu kiến thức chung về kinh tế học cơ bản.
Do đó, trẻ từ 3-12 tuổi có thể có tiền tiêu vặt của riêng mình và có quyền tự chủ chi tiêu tiền túi. Nhưng số tiền tiêu vặt này không nên quá lớn, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Cho dù tiền tiêu vặt nhiều hay ít, cha mẹ vẫn nên hướng dẫn con cái tìm hiểu để quản lý tiền bạc. Nói với trẻ chỉ mua những gì cần thiết chứ không phải tất cả những gì con muốn. Trẻ sẽ học cách đánh đổi và chi tiêu hợp lý.
3. Sau 12 tuổi, nói với con kiếm tiền không phải là điều dễ dàng
Trẻ em sau 12 tuổi, "tiền" có thể mang lại hiệu ứng khác nhau, tạo ra một sự quan tâm mạnh mẽ. Chuyên gia giáo dục Sun Rui xue, trong cuốn sách "Nắm bắt thời kỳ nhạy cảm của trẻ em" của mình, gọi sự quan tâm đặc biệt của trẻ em đối với tiền ở thời kỳ này là "giai đoạn nhạy cảm của các nhà tài chính".
Ảnh minh họa
Trẻ em ở độ tuổi này ngày càng quan tâm đến việc sở hữu tiền túi của riêng mình. Một số trẻ sẽ hỏi cha mẹ: "Mẹ ơi, gia đình chúng ta có bao nhiêu tiền?"; "Bố ơi, bố kiếm được bao nhiêu tiền trong một tháng? Đây là một giai đoạn mà trẻ em phải trải qua trong quá trình phát triển.
Nếu bạn muốn đứa trẻ biết người lớn kiếm tiền khó khăn, nơi tốt nhất là đưa con cái đến chợ. Chợ có thể giúp trẻ thực sự cảm thấy những gì được gọi là "cuộc sống", bao nhiêu 1kg thực phẩm, chi phí một ngày của một gia đình là bao nhiêu, những người đang nỗ lực lao động và kiếm sống. Bằng cách cho trẻ nhìn thấy cuộc sống thực, trẻ sẽ trân trọng tất cả những gì đang có, hiểu rằng tất cả mọi thứ không đến dễ dàng.
Cuộc sống của chúng ta không thể tách rời khỏi tiền bạc. Giáo dục tiền bạc là một khóa học bắt buộc giúp trẻ cải thiện khả năng quản lý tài chính. Chỉ bằng cách này, đứa trẻ mới có thể trở thành người kiểm soát tài chính tốt khi chúng lớn lên.
Không bao giờ là quá sớm cho việc giáo dục con về tiền bạc. Trong quá trình lớn lên của trẻ, sự thiếu nhận thức đúng đắn về tiền bạc khiến trẻ không hiểu hết ý nghĩa của đồng tiền, không biết cách sử dụng tiền và dễ sai lầm.