Thường thì khi bạn ăn một thứ gì đó chứa đường hoặc carbs, tuyến tụy sẽ sản sinh ra insulin (một hormone mà cơ thể bạn cần để tạo ra glucose). Lúc này, nếu bạn không biết tiết chế trong chuyện ăn uống thì rất dễ gặp phải tình trạng lượng đường trong máu tăng cao.
Dưới đây là một vài dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn đang quá cao, cần chủ động khắc phục từ sớm để phòng ngừa các biến chứng tai hại về sau.
Khi cơ thể xuất hiện những vết bầm có màu nâu nhạt hoặc màu đỏ trên da, đặc biệt là khu vực chân thì nó đang ngầm cảnh báo lượng đường trong máu của bạn tăng lên quá cao. Bên cạnh đó, tình trạng này còn đi kèm với các triệu chứng như ngứa râm ran, cảm thấy đau đớn, khó chịu. Thêm nữa, bạn cũng không nên bỏ qua nếu thấy những đốm sáng màu hay tối màu, nhạt màu hơn xung quanh các vùng da có nếp gấp như nách, háng, cổ... Bởi nó cũng có thể là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết của lượng đường trong cơ thể bạn.
Nếu cơ thể bạn dư thừa quá nhiều glucose hoặc đường trong máu thì thận sẽ khó đào thải độc tố qua đường nước tiểu hơn. Điều này cũng là nguyên nhân khiến bạn có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Những loại vi khuẩn tiêu thụ đường sẽ phát triển và tấn công vào lợi của bạn, từ đó gây ra hiện tượng lợi bị chảy máu. Ngay lúc này, lợi của bạn có thể sẽ bị ửng đỏ, sưng lên và chảy máu khi bạn chải răng quá mạnh. Nguyên nhân là do hàm lượng đường trong cơ thể tăng lên khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn trong miệng, từ đó làm giảm đặc tính chống vi khuẩn tự nhiên của bạn.
Cũng giống như dấu hiệu đi tiểu nhiều, những người có lượng đường trong máu cao thường cảm thấy khát nước liên tục. Chính điều này cũng là nguyên nhân khiến bạn đi tiểu liên tục trong ngày và không nghĩ rằng mình đang uống nước mất kiểm soát.
Nhức đầu là một trong những biểu hiện phổ biến của rất nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải cơn nhức đầu kinh niên thì nên đi khám vì nó rất có thể là do tình trạng lượng đường trong máu tăng lên, thậm chí còn tái phát nhiều lần nên gây ra hiện tượng nhức đầu thường xuyên.
Nếu lượng đường trong máu tăng lên quá cao thì nó có thể khiến chất lỏng chảy vào trong võng mạc. Điều này cũng sẽ góp phần làm võng mạc bị sưng lên, khiến tầm nhìn của mắt bị mờ, không rõ ràng kể cả khi bạn đã đeo kính vào.