Tư duy chiến lược là khả năng xác định được các mục tiêu và ưu tiên quan trọng, từ đó có kế hoạch hành động đảm bảo nhất quán được với lợi ích và giá trị lâu dài của tổ chức.
Những người có tư duy chiến lược và những người không có tư duy chiến lược được định sẵn có số phận rất khác nhau.
Cách đây một thời gian, có một câu nói trên internet được nhiều người thả tim. Đó là: "Rất nhiều người nói rằng lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực. Hay nói đúng hơn là: sự lựa chọn đúng đắn quan trọng hơn nỗ lực mù quáng."
Vấn đề của hầu hết mọi người không phải là họ không đủ chăm chỉ, mà là họ nỗ lực làm việc nhưng sai hướng.
Tôi nhớ hồi còn làm trong một công ty du lịch, tôi được giao nhiệm vụ viết poster và một file mềm đi kèm.
Tôi mất hai đến ba ngày để viết bài luận và trình sếp xem. Sếp đọc xong và nói rằng anh ta chẳng thấy thú vị gì cả. Tôi thực sự nản khi sếp thốt ra câu này. Không phải vì sự từ chối và nghi ngờ của sếp, mà bởi vì tôi không thể tìm ra hướng đi và không biết loại nội dung nào có thể khiến sếp quan tâm.
Sau đó, sếp tổng đến thăm công ty. Chị này yêu cầu sếp tôi đưa ra một số gợi ý cho poster của công ty và văn bản mềm. Sau khi xem nó một lúc, chị ấy hỏi chúng tôi hai câu hỏi:
Người dùng mục tiêu của bạn là ai?
Điểm thu hút họ là gì?
Câu hỏi của chị ấy như một cái tát vào mặt làm tôi thức tỉnh. Dù viết quảng cáo hay viết file mềm, tôi cứ nghĩ viết làm sao để gây ấn tượng với sếp, nhưng lại bỏ qua các vấn đề cơ bản nhất: Tôi đang viết cho ai xem? Vì vậy, tôi dành nhiều thời gian cho những thứ không quan trọng ví dụ như sếp thích gì, chủ đề này sếp có hài lòng không, từ ngữ này có "lọt tai" sếp không...
Nhờ chị sếp tổng dạy dỗ, tôi nhận ra rằng bài tôi viết, sếp tôi có thích hay không cũng chẳng còn quan trọng nữa, bởi vì người dùng mục tiêu không phải là anh ta.
Có một câu trong phim hình sự "Bố già" như sau: Có người mất nửa giây để nhìn thấu bản chất nhưng cũng có những người dành cả đời để nhìn rõ, vậy nên số phận của họ sẽ có hoàn toàn khác.
Những người có tư duy chiến lược thường có thể thâm nhập vào bản chất của sự việc và khám phá điều cốt lõi của mọi thứ một cách nhanh chóng.
Vài năm trước, người sáng lập Nhà sách Tsutaya vô tình nhìn thấy một bức tranh cho thấy một biểu đồ về lịch sử và những thay đổi trong tương lai của dân số Nhật Bản.
Biểu đồ cho thấy Nhật Bản sẽ trở thành một quốc gia có ngày càng nhiều người già trên 60 tuổi. Khác với những người khác, người này nhìn thấy một cơ hội kinh doanh lớn. Nghĩa là sẽ có ngày càng nhiều khách hàng cao tuổi trên 60 tuổi. Ở Nhật Bản, sức tiêu thụ của người cao tuổi thực sự mạnh hơn người trẻ. Nếu hiệu sách không thể thu hút khách hàng trên 60 tuổi thì lưu lượng hành khách của nhà sách chắc chắn sẽ giảm. Vì vậy, người này quyết định thành lập hiệu sách nhằm phục vụ người già.
Liên quan đến sở thích và nhu cầu của người cao tuổi, nhà sách Tsutaya ở Daikanyama đã thiết lập các phần đặc biệt cho các cuốn sách về tôn giáo, triết học và tiểu sử về phương pháp sống của những người khác nhau.
Biết người già thích dậy sớm, chủ tiệm sách đã điều chỉnh giờ làm việc của hiệu sách và quán cà phê thành 7 giờ sáng.
Để giúp phụ nữ lớn tuổi xinh đẹp hơn, hiệu sách cũng mở một thẩm mỹ viện bên trong.
Do đó, có thể hình dung rằng nhà sách Takuya ở Daikanyama trở thành địa điểm yêu thích của người già và là điểm ngắm cảnh du lịch ở Nhật Bản.
Những người có tư duy chiến lược thường có thể nhìn thấy những điều lớn lao từ những thông tin dường như bình thường, do đó cũng dễ dàng nắm bắt cơ hội hơn.
Trong cuộc thi chụp ảnh của CCTV, Vương Gia Ninh đã chụp một bức ảnh như sau: Có một cái bập bênh trên đỉnh núi. Ở hai đầu của cái bập bênh là một thợ săn đang nắm khẩu súng, sẵn sàng bóp cò và bên kia là một con gấu nâu dần dần tiến đến với hàm răng và móng vuốt sắc nhọn.
Xung quanh bức ảnh này, Vương Gia Ninh đã đưa ra bình luận của riêng mình về bức ảnh.
Cuối cùng, cô mở rộng rằng đây không chỉ là vấn đề về gấu và thợ săn, không phải chỉ là mâu thuẫn giữa người và động vật, mà là mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
Bà nói thêm rằng con người và con người, con người và thiên nhiên, mọi thứ phải được cân bằng. Nếu bạn phá vỡ sự cân bằng, kết quả chắc chắn sẽ là mất mát của cả hai bên.
Cuối cùng, không có người chiến thắng sau khi tiếng súng nổ. Trong một từ, ý nghĩa sâu sắc đằng sau bức tranh được thể hiện.
Những người có tư duy chiến lược biết cách tập trung vào các mục tiêu và vấn đề thực sự quan trọng. Năm 1997, Apple đang trên bờ vực phá sản.
Lý do là hệ điều hành Windows 95 do Microsoft phát hành năm 1995 khiến hiệu suất của công ty giảm mạnh và rơi vào khó khăn tài chính.
Sau đó, Steve Jobs trở lại Apple và tiến hành cải cách mạnh mẽ. Chỉ mất một năm để Apple thoát khỏi tình trạng khó khăn.
Ông ấy đã không làm thêm sản phẩm mới, thay vào đó, ông ấy tiếp tục làm phép trừ, chỉ giữ lại cho công ty giữ những sản phẩm cốt lõi.
Bởi vì một người bạn của gia đình anh ta phàn nàn rằng anh ta không biết nên mua máy tính Apple nào và anh ta cũng không thể hiểu được sự khác biệt giữa các dòng máy khác nhau.
Vì vậy, Jobs sau đó đã thay thế tất cả các máy tính để bàn bằng Mac G3, 6 đại lý quốc gia đã cắt giảm còn 5 và giảm 80% hàng tồn kho của họ.
Chính vì quyết định cắt giảm, Jobs đã cải thiện tình hình tài chính của công ty và đưa Apple trở lại đường đua.
Trong tác phẩm "Chiến lược tốt, chiến lược tồi", tác giả Richard Rumelt đã đề cập rằng bản chất của chiến lược là khám phá các vấn đề chính, lên một kế hoạch hợp lý và tập trung vào các hành động để giải quyết các vấn đề chính này.
Lý do tại sao nhiều người không thể tập trung là vì họ không biết cái nào quan trọng hơn với mình. Họ sẵn sàng cầm mọi thứ trong tay hơn là đưa ra những lựa chọn khó khăn, vì vậy họ cứ nhắm mắt lại và đi làm mỗi ngày, ôm đồm cả mớ việc vặt nhưng cuối cùng thấy rằng họ chẳng tiến bộ gì cả.
Những người có tư duy chiến lược biết cách nói "không" với các hành vi và sở thích vớ vẩn, biết nên làm gì và phải làm gì, tập trung năng lượng chính của họ vào các mục tiêu quan trọng nhất.
Những người khôn ngoan nhất có thể giữ hai ý tưởng trái ngược nhau trong đầu họ và vẫn duy trì hành động. Nhìn từ nhiều khía cạnh, nó có hai ý nghĩa. Một là cần phải tư duy đa dạng và nắm vững các lý thuyết cơ bản của các ngành khác nhau. Một hàm ý khác là luôn cởi mở, thích ứng với những quan điểm khác nhau, lắng nghe những gợi ý khác nhau và tránh những quyết định độc đoán.
Vì vậy, để có tư duy chiến lược, bạn cần học cách nhìn mọi thứ từ nhiều góc độ, duy trì một tinh thần cởi mở và lắng nghe các vị trí và ý kiến khác nhau. Có như vậy, bạn mới sở hữu được tư duy đa chiều, đa diện và chiến lược.
Cuối cùng:
Đừng cố gắng giải quyết các vấn đề chiến lược bằng sự chuyên cần mù quáng. Cánh cửa cuộc sống vốn dĩ đã hẹp thì không thể được nâng cao bằng một việc cắm đầu nỗ lực.
Biết khi nào nên từ bỏ, khi nào nên tấn công và khi nào nên bật dậy quan trọng hơn là việc ngày nào cũng đâm đầu đi theo một hướng mà không biết là đúng hay sai.