Dưới đây là một số loại thực phẩm mọc mầm tốt cho sức khoẻ.
Đậu phộng
Báo Lao Động dẫn chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng trên tờ Secretchina cho biết, đậu phộng sau khi nảy mầm có thể ăn được, giá trị dinh dưỡng tăng gấp đôi. Đậu phộng nảy mầm không chỉ có vị giòn, sảng khoái mà còn chứa lượng resveratrol cao gấp 100 lần so với đậu phộng.
Lạc nảy mầm và nấm mốc là hai khái niệm khác nhau. Lạc nảy mầm không có độc tố, nếu bảo quản đậu phộng quá lâu và nảy mầm gặp ẩm ướt sẽ sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư, không ăn được.
Gừng
Không nên vứt gừng đã mọc mầm, không những không độc mà còn có thể giảm bớt tính nóng và kích ứng của gừng.
Gừng mọc mầm có thể ăn được nhưng không được ăn gừng thối, gừng sau khi thối sẽ sinh ra chất carcinole safrole, độc tính cao, có thể làm thoái hóa tế bào gan và gây hại cho gan rất nhiều.
Một số loại thực phẩm mọc mầm tốt cho sức khoẻ.
Đậu nành
Giá trị dinh dưỡng của đậu nành rất cao, sau khi nảy mầm sẽ trở thành mầm đậu nành thông thường mà chúng ta ăn hằng ngày, giúp tăng tỷ lệ sử dụng chất dinh dưỡng.
Dữ liệu thực nghiệm cho thấy cứ 100g đậu nành chưa nảy mầm chứa 0,35g axit amin tự do, hàm lượng axit amin tự do trong đậu nành sau 1 ngày nảy mầm là 0,5g, theo thời gian hàm lượng axit amin tự do tăng dần, đạt 1,5g vào ngày thứ năm, gấp bốn lần hàm lượng đậu nành chưa nảy mầm.
Theo QQ, sau khi hạt đậu nành nảy mầm, hàm lượng chất béo và đường giảm đi, đồng thời các chất dinh dưỡng có lợi như protein, isoflavone và vitamin C tăng lên, protein được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn, càng phù hợp với người tiêu hóa kém.
Gạo lứt
Khi gạo lứt nảy mầm, một lượng lớn enzyme được kích hoạt và sản sinh ra nhiều loại enzyme thủy phân khác nhau như amylase, hemicellulase, protease, oxidoreductase,... bù đắp những khuyết điểm của gạo lứt như khó tiêu, nấu lâu.
Gạo lứt nảy mầm chứa nhiều tocopherols và tocotrienols hơn, đồng thời có khả năng kháng tinh bột mạnh hơn. Khi đó, gạo lứt có thể làm giảm tổn thương oxy hóa da, duy trì mức VE bình thường trong tế bào da, chống xơ cứng mạch máu và tác dụng hiệp đồng nhất định trong việc ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư.
Tỏi
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi nảy mầm cao hơn so với tỏi tươi và đạt đến đỉnh điểm vào ngày thứ năm sau khi nảy mầm, vì vậy có tác dụng chống ung thư và chống lão hóa tốt hơn.
Ngoài ra, mầm tỏi còn vượt trội về chất xơ, vitamin A, vitamin C và carotene. Sau khi tỏi mọc mầm, chỉ cần tỏi không bị đổi màu hoặc bị mốc là có thể ăn được.
Tỏi mọc mầm vẫn có thể sử dụng.
Củ lạc
Đọt lạc được mệnh danh là “lộc trường sinh” và chứa nhiều dưỡng chất phong phú, đặc biệt là chất resveratrol gấp nhiều lần so với lạc, cao gấp hàng chục lần hàm lượng resveratrol trong rượu vang, có tác dụng tốt đối với sức khỏe.
Resveratrol là chất polyphenol tự nhiên có đặc tính sinh học mạnh, tác dụng chống oxy hóa mạnh, chống viêm, kháng khuẩn, chống lão hóa, chống khối u và phòng ngừa bệnh tim mạch ở mức độ nhất định.
Ngoài ra, trong quá trình nảy mầm của lạc, protein bị thủy phân thành các axit amin để dễ hấp thụ hơn, hàm lượng dầu giảm đi, đồng thời cải thiện khả năng hấp thụ và sử dụng các nguyên tố vi lượng.
Lưu ý, mặc dù lạc nảy mầm tốt nhưng cần phân biệt giữa lạc nảy mầm và lạc mốc. Lạc nảy mầm tự nhiên do ẩm, hoặc có đốm mốc vàng trên bề mặt, có mùi hắc… thì tốt nhất bạn nên bỏ đi.