Đậu Hà Lan (tên khoa học: Pisum sativum) có nguồn gốc từ khu vực Trung Đông, được con người thuần hóa từ hơn 8.000 năm trước. Đây là một trong những loại thực phẩm lâu đời nhất trên thế giới, vừa dễ trồng, vừa giàu dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu Hà Lan chứa nhiều protein thực vật, chất xơ, vitamin (như vitamin A, C, K), và khoáng chất (như kali, magie, sắt). Đặc biệt, hàm lượng chất chống oxy hóa cao như flavonoid và polyphenol giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do.
Đậu Hà Lan là một trong những loại thực phẩm lâu đời nhất trên thế giới, vừa dễ trồng, vừa giàu dinh dưỡng. Ảnh minh họa.
Hiện nay, đậu Hà Lan được chia thành hai loại phổ biến: đậu Hà Lan tươi và đậu Hà Lan khô. Mỗi loại đều mang đến những giá trị dinh dưỡng riêng biệt, tùy theo cách chế biến mà bạn có thể tận dụng tối đa lợi ích sức khỏe của chúng.
Gan là cơ quan quan trọng trong việc lọc độc tố ra khỏi cơ thể. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, "Đậu Hà Lan chứa nhiều chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa, giúp hỗ trợ quá trình giải độc gan hiệu quả." Chất xơ trong đậu Hà Lan không chỉ cải thiện hệ tiêu hóa mà còn thúc đẩy quá trình đào thải độc tố qua gan.
Ngoài ra, đậu Hà Lan giàu vitamin nhóm B, đặc biệt là B6 và folate, giúp tăng cường chức năng gan bằng cách hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo và protein.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Á (Asia Pacific Journal of Clinical Nutrition) năm 2022 cho thấy, những người thường xuyên tiêu thụ đậu Hà Lan có chỉ số men gan ổn định hơn so với nhóm không sử dụng. Điều này chứng minh rằng đậu Hà Lan đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ gan khỏi các bệnh lý như gan nhiễm mỡ hoặc viêm gan.
Bạn có thể chế biến đậu Hà Lan thành nhiều món ăn ngon như súp đậu Hà Lan, salad đậu Hà Lan trộn dầu oliu, hoặc canh đậu Hà Lan nấu thịt gà. Những món ăn này không chỉ dễ làm mà còn rất tốt cho sức khỏe gan.
Có hàm lượng chất chống ô xy hóa cao và saponin, đậu Hà Lan làm giảm nguy cơ ung thư và ức chế sự phát triển của khối u.
Ngoài ra, đậu Hà Lan còn là một nguồn giàu vitamin K giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, theo Bolsky.
Đậu Hà Lan chứa các khoáng chất thiết yếu như kali và magiê giúp ngăn ngừa huyết áp cao, một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim. Ảnh minh họa.
Đậu Hà Lan chứa các khoáng chất thiết yếu như kali và magiê giúp ngăn ngừa huyết áp cao, một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim.
Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong đậu Hà Lan làm giảm cholesterol xấu, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Theo một đánh giá được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ, đậu Hà Lan có chỉ số đường huyết thấp, có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, đậu Hà Lan là một chất xơ và protein dồi dào, có thể ngăn chặn sự gia tăng lượng đường trong máu. Điều này giữ cho bệnh tiểu đường trong tầm kiểm soát.
Đậu Hà Lan chứa đầy vitamin A và lutein, sắc tố carotene. Lutein có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt do tuổi tác như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể, theo Bolsky.
Đậu Hà lan chứa lượng chất xơ vừa phải, có lợi cho sức khỏe tiêu hóa.
Chất xơ nuôi các vi khuẩn có ích trong ruột, giúp cho hệ vi khuẩn có ích phát triển tốt. Từ đó, giảm nguy cơ phát triển các bệnh về đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, hội chứng viêm ruột và ung thư ruột kết. Ngoài ra, chất xơ còn giúp ngăn ngừa táo bón.
Đậu Hà lan là nguồn vitamin C tuyệt vời, nên rất hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Hàm lượng chất chống ô xy hóa cao trong đậu Hà Lan cũng bảo vệ hệ thống miễn dịch khỏi các bệnh mạn tính.
Chất xơ và protein trong đậu Hà Lan giữ cho dạ dày no và giảm sự thèm ăn, do đó thúc đẩy giảm cân. Protein làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày và làm giảm mức ghrelin, một loại hormone gây đói. Và chất xơ giúp thúc đẩy cảm giác no bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và gây ra cảm giác no, theo Bolsky.