Đây là kỳ Maha Kumbh Mela đầu tiên sau 144 năm và là lễ hội tôn giáo lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Ảnh: AP (trái) và Reuters (phải).
Các tín đồ băng qua cầu phao vào ngày họ tắm thánh tại Sangam, nơi hợp lưu của sông Hằng và sông Yamuna. Ảnh: Reuters.
Tín đồ đạo Hindu cầu nguyện trước khi ngâm mình tại nơi hợp lưu của sông Hằng, sông Yamuna và dòng sông huyền thoại Saraswati vào ngày đầu tiên của lễ hội Maha Kumbh kéo dài 45 ngày (bắt đầu từ ngày 13/1) ở Prayagraj . Ảnh: AP.
Ban đầu, các quan chức dự kiến nghi lễ tắm đầu tiên trong ngày 13/1 sẽ thu hút 2,5 triệu du khách, tiếp theo là "phòng tắm hoàng gia" dành riêng cho những người khổ hạnh trong ngày 14/1. Ảnh: Reuters.
Các Naga Sadhus (người đàn ông theo đạo Hindu) phủ đầy tro trong Lễ hội Maha Kumbh Mela vào sáng 14/1. Ảnh: Getty.
Maha Kumbh Mela được UNESCO xếp hạng là di sản văn hóa phi vật thể năm 2017, đây không chỉ là một trong những sự kiện văn hóa hoành tráng nhất hành tinh, mà còn là cơ hội để ngành du lịch Ấn Độ bùng nổ. Ảnh: AP.
Tuy nhiên, các chuyên gia môi trường khẳng định, lễ hội sẽ góp phần gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức cực kì nguy hiểm của đất nước tỷ dân...
CNN cho rằng, lễ hội Maha Kumbh Mela là sự kết hợp giữa tôn giáo, tâm linh và du lịch không giống bất kỳ sự kiện nào khác ở Ấn Độ, là bài kiểm tra về khả năng quản lý đám đông cho chính quyền tại quốc gia đông dân nhất thế giới, những người phải cân bằng giữa việc sắp xếp cho hàng triệu người trong khi vẫn giữ được tính thiêng liêng của sự kiện.
Theo Reuter , một thành phố tạm thời rộng hơn 4.000 ha đã mọc lên dọc theo bờ sông, với 150.000 lều trại để làm nơi ở cho du khách, được trang bị 3.000 nhà bếp, 145.000 phòng vệ sinh và 99 bãi đậu xe. Chính quyền cũng đang lắp đặt tới 450.000 đường dây điện mới, vì dự kiến lễ hội Kumbh sẽ tiêu thụ nhiều điện hơn nhu cầu của 100.000 căn hộ thành thị trong một tháng. Ngành đường sắt Ấn Độ đã bổ sung thêm 98 toa tàu, để thực hiện 3.300 chuyến chở du khách tham dự lễ hội, ngoài các dịch vụ thường xuyên đến Prayagraj.