Không tin cũng phải tin: Nửa đêm đừng xem đồng hồ, cũng đừng uống nước là vì…

Ngọc Ái, Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 00:00 13/01/2025
Chia sẻ

Tưởng chừng không liên quan nhưng xem đồng hồ hay uống nước vào nửa đêm có thể gián tiếp góp phần tác động xấu tới sức khỏe của bạn.

Lý do không nên xem đồng hồ hay uống nước vào nửa đêm là chúng có thể ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ của chúng ta. Trong khi đó, giấc ngủ ngon là yếu tố vô cùng quan trọng với các hoạt động hằng ngày, sức khỏe và tuổi thọ.

Nếu mất ngủ hay chất lượng giấc ngủ kém, cơ thể sẽ không thể phục hồi và duy trì các hoạt động hằng ngày, trao đổi chất cũng như hệ miễn dịch suy giảm. Đồng thời, làm tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh tật, bao gồm cả tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, ung thư…

Để đảm bảo giấc ngủ sâu và liền mạch, có những điều bạn nên tránh làm vào ban đêm. Hai trong số đó là không nên xem đồng hồ và không nên uống nước khi thức giấc vào nửa đêm.

Tại sao không nên xem đồng hồ lúc nửa đêm?

Không tin cũng phải tin: Nửa đêm đừng xem đồng hồ, cũng đừng uống nước là vì…- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Khi bạn tỉnh giấc vào lúc nửa đêm, việc nhìn đồng hồ hay điện thoại để xem giờ tưởng chừng như vô hại nhưng thực tế lại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ. Khi nhìn thấy thời gian, não bộ của bạn sẽ ngay lập tức kích hoạt quá trình tính toán, chẳng hạn như "Còn bao nhiêu tiếng nữa mình phải dậy?" hoặc "Nếu ngủ tiếp liệu mình có đủ giấc không?". Sự lo lắng về việc thiếu ngủ này khiến cơ thể tiết ra hormone adrenaline và cortisol - các chất gây căng thẳng, làm tăng nhịp tim và huyết áp.

Ngoài ra, thói quen kiểm tra giờ giấc sẽ phá vỡ nhịp điệu giấc ngủ tự nhiên. Một khi bạn tập trung quá mức vào thời gian, não sẽ rơi vào trạng thái tỉnh táo thay vì thư giãn. Điều này khiến bạn khó quay trở lại trạng thái ngủ sâu. Các chuyên gia khuyến nghị rằng, nếu bạn tỉnh giấc giữa đêm, hãy cố gắng để mọi thứ tự nhiên diễn ra và tránh suy nghĩ quá nhiều.

Tại sao không nên uống nước lúc nửa đêm?

Mặc dù nước rất cần thiết cho cơ thể, nhưng uống nước vào giữa đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ sâu của bạn. Khi bạn uống nước, hệ tiêu hóa sẽ bắt đầu hoạt động, từ đó gửi tín hiệu đến não bộ, làm tăng sự tỉnh táo. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến giai đoạn ngủ sâu, chính là thời điểm cơ thể phục hồi và tái tạo mà còn khiến bạn dễ bị gián đoạn giấc ngủ nhiều lần hơn do nhu cầu đi vệ sinh.

Hơn nữa, uống nước vào lúc nửa đêm còn có thể dẫn đến tình trạng phù nề vào sáng hôm sau, đặc biệt là với những người có cơ thể nhạy cảm với việc giữ nước. Thay vì nghỉ ngơi, cơ thể phải tập trung vào việc xử lý lượng nước dư thừa, làm giảm hiệu quả của quá trình tái tạo trong lúc ngủ.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên khát nước vào ban đêm, điều này có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe cần được kiểm tra, chẳng hạn như tiểu đường hoặc rối loạn tuyến giáp. 

Không tin cũng phải tin: Nửa đêm đừng xem đồng hồ, cũng đừng uống nước là vì…- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Làm gì để có giấc ngủ ngon hơn?

Có rất nhiều điều bạn có thể làm để cải thiện giấc ngủ của mình. Từ thói quen ăn uống tới vận động vừa phải, điều chỉnh lịch làm việc và nghỉ ngơi hằng ngày… Trong số đó, có một số việc đơn giản nên làm ngay để tránh hoặc cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

Ví dụ như tránh thực phẩm chứa caffeine và đồ uống kích thích, đồ uống có đường ít nhất 4 giờ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, có thể ăn chuối hay hạnh nhân, kiwi trước khi ngủ 2 - 3 giờ. Hay uống nước ấm nhẹ, sữa ít đường/không đường ấm nhẹ, trà hoa cúc trước khi ngủ ít nhất 30 phút với lượng nhỏ khoảng 200ml.

Xây dựng không gian ngủ lý tưởng với phòng ngủ ấm áp, yên tĩnh, tối hoàn toàn, chăn gối thoải mái cũng giúp ích cho giấc ngủ. Tránh ánh sáng xanh từ điện thoại hay máy tính, thiết bị điện tử trước khi ngủ 30 phút tới 1 giờ trước khi ngủ. Tạo thói quen như đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc thiền để cơ thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Bài tập thở sâu cũng được cho là cải thiện chứng khó ngủ.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Sleep Foundation

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày