Không mua vàng, giới trẻ ngày nay vẫn có cách tích luỹ thông minh nhờ tư duy tài chính khác biệt

Kenttt, Theo Phụ Nữ Số 10:51 08/01/2024
Chia sẻ

Gen Z là thế hệ không ngừng tìm kiếm cơ hội gia tăng thu nhập để sớm đạt được cột mốc tự do tài chính. Do đó, những khoản tích lũy nhỏ vẫn có thể được tận dụng để "tiền đẻ ra tiền".

Mua vàng không phải là lựa chọn ưu tiên của Gen Z

Thời gian gần đây, giá vàng tăng lên mức kỷ lục khiến người tiêu dùng bình thường lẫn giới đầu tư đều quan tâm. Tuy nhiên, mức độ yêu thích vàng của giới trẻ so với thế hệ đi trước. Gen Y - thế hệ Millennials (sinh từ 1986-1991) trải qua giai đoạn rối ren, đặc biệt cuộc suy thoái kinh tế năm 2008 đã định hình tư duy bi quan và hình thành tâm lý trở ngại khiến nhóm người này ít tiếp cận với đầu tư. Ở thế hệ này, họ sẽ chọn những phương án an toàn để tích sản, chính vì vậy, vàng vẫn được coi là "báu vật" cho đầu tư dài hạn.

Trong khi đó, Gen Z (sinh từ năm 1997-2012) lớn lên ở thời đại số với tình hình kinh tế - xã hội năng động khiến họ có ý thức về đầu tư hơn và thường chọn những kênh đầu tư mới mẻ hơn, "trend" hơn.

Không mua vàng, giới trẻ ngày nay vẫn có cách tích luỹ thông minh nhờ tư duy tài chính khác biệt - Ảnh 1.

"Theo góc nhìn cá nhân thì em thấy việc mua vàng tích lũy không quá hấp dẫn bởi giá thành cao, lợi nhuận thấp.", Quỳnh Nga (sinh năm 2000, TP.HCM) chia sẻ.

Khác với thế hệ 7x – 8x, thay vì tích lũy tài sản, Gen Z đang nổi lên như những nhà đầu tư tiềm năng với quan điểm "tiền đẻ ra tiền". Họ không ngừng tìm kiếm cơ hội gia tăng thu nhập để sớm đạt được cột mốc tự do tài chính trong tương lai.

Tư duy tài chính khác biệt của người trẻ

Sinh ra và lớn lên trong thời đại số, người trẻ Gen Z hiểu biết về công nghệ nắm nắm bắt công nghệ nhanh hơn hẳn so với thế hệ trước. Việc tiếp cận từ sớm với internet, MXH và nhiều nền tảng trực tuyến khiến Gen Z có thể tìm kiếm tri thức về kinh tế, tài chính dễ dàng và nhanh chóng.

Cũng từ đó, ý định tự chủ tài chính xuất hiện sớm hơn ở thế hệ này. Tuy nhiên, họ cũng gặp nhiều mối bận tâm khi bước sang độ tuổi trưởng thành, thậm chí có nhiều áp lực trước sự thay đổi chóng mặt của xã hội hiện đại.

Không mua vàng, giới trẻ ngày nay vẫn có cách tích luỹ thông minh nhờ tư duy tài chính khác biệt - Ảnh 2.

Chính những áp lực này khiến người trẻ nắm bắt được ưu thế của xã hội hiện đại để học hỏi những kiến thức, công cụ về tài chính cá nhân, quản lý tiêu dùng, đầu tư thông minh. Việc Gen Z sớm phát triển các tư duy hiện đại về tài chính chính là mấu chốt cho việc thế hệ này hình thành tư tưởng kiếm tiền và đầu tư từ rất sớm.

Theo khảo sát của SingSaver – một nền tảng nghiên cứu tài chính được công bố vào tháng 9/2020, có đến 85% Gen Z tham gia chia sẻ họ đã bắt đầu tiết kiệm và đầu tư tiền nhàn rỗi từ trước năm 22 tuổi. Trong khi đó, chỉ có 41% Gen Y làm được điều tương tự ở độ tuổi này.

Gen Z tận dụng từng khoản tích lũy nhỏ: "Tiền phải đẻ ra tiền"

Gen Z năng động, có tư duy tài chính mới mẻ nên họ có rất nhiều kênh đầu tư ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh những Gen Z có xu hướng đầu tư đa dạng và có phần mạo hiểm những kênh đầu tư tài chính mới như cổ phiếu, trái phiếu, crypto... Với hình thức này, người trẻ phải chấp nhận nhiều rủi ro. Do đó, cũng không ít bạn trẻ ưu tiên các phương thức an toàn hơn, mang lại lợi nhuận ổn định, rủi ro thấp như gửi tiết kiệm online...

Đặc biệt, không ít bạn trẻ hiện nay sử dụng tiết kiệm tích lũy cho phép nạp/ rút tiền linh hoạt không ảnh hưởng đến số tiền lời với số tiền vốn ban đầu cực thấp. Họ tận dụng tối đa số tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời.

Không mua vàng, giới trẻ ngày nay vẫn có cách tích luỹ thông minh nhờ tư duy tài chính khác biệt - Ảnh 3.

Ví dụ như dịch vụ mở "Tài khoản tích lũy" tại Viettel Money hiện nay sẵn sàng hỗ trợ khách hàng gửi tiết kiệm với vốn ban đầu chỉ với 1.000 đồng. Từ đó, các bạn trẻ Gen Z có thể gửi vào tài khoản tích lũy của mình mỗi ngày và số tiền đó sẽ đều đặn sinh lời 3,5%/năm.

Ngoài ra, các vấn đề khác như thanh khoản, quy trình, thủ tục chuyên nghiệp trong chính sách ưu đãi, lãi suất rõ ràng, gửi tiết kiệm tích lũy đảm bảo tính minh bạch và độ an toàn cao nên người dùng có thể dễ dàng theo dõi số tiền mình đã gửi vào hằng ngày và khoản sinh lời từ phần tiết kiệm này.

Chính những khoản tiết kiệm tưởng chừng nhỏ mỗi ngày nhưng vẫn có thể sinh lời sẽ giúp Gen Z chủ động hơn trong kế hoạch tài chính và hiện thực hóa những dự định như mua nhà, mua xe, đi du học, du lịch, nộp học phí... trong tương lai.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày