Nếu có những dấu hiệu sau thì bạn cần phải đi khám ngay để phòng ngừa bệnh thận biến chứng sang nhiều bệnh nguy hiểm khác bạn nhé.
Khi chức năng thận bị suy yếu không lọc thải nước tốt, lượng nước bị dư thừa sẽ bắt đầu tích tụ lại trong cơ thể và gây ra hiện tượng trữ nước. Khi cơ thể trữ quá nhiều nước sẽ dẫn đến tình trạng phù nề và sưng. Vị trí sưng thường tập trung nhiều ở tay, chân, mắt cá, bàn chân, mặt...
Khi thận có vấn đề thì hiệu quả bài tiết nước tiểu không còn hiệu quả như trước. Kết quả dễ nhận thấy là nước tiểu sậm màu, sủi bọt, có mùi khó chịu. Đồng thời bạn cũng sẽ thường xuyên buồn tiểu vào ban ngày, xuất hiện thêm thói quen hay tiểu đêm. Đặc biệt, khi đi tiểu thường thấy căng tức và tiểu cũng khó khăn hơn.
Khi thận bị yếu thì nó sẽ không còn đủ khả năng loại thải hoàn toàn chất độc ra khỏi cơ thể. Chất độc tích tụ lâu ngày sẽ gây ra nhiều vấn đề về da như mất độ ẩm của da, da khô và sần sùi. Ngoài ra, da cũng xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn, kích ứng và nổi nhiều mụn trứng cá.
Khi thận bị bệnh, đau vùng thắt lưng là dấu hiệu xuất hiện rõ ràng và dễ nhận biết nhất. Cơn đau có thể nhẹ, âm ỉ mà cũng có thể quặn thắt từng cơn. Vị trí đau là từ vùng thận vòng ra sau lưng rồi lan xuống cả hố chậu. Khi bị bệnh thận thì thắt lưng bên trái hoặc bên phải đều có khả năng đau bạn nhé.
Khi chức năng thận suy giảm, các chất thải không được loại bỏ hết sẽ tích tụ nhiều trong máu và lan truyền đến nhiều bộ phận khác của cơ thể. Chính vì lý do này mà hơi thở bạn có mùi tanh như mùi cá. Khi hơi thở bắt đầu có mùi cũng là dấu hiệu cho biết vấn đề ở thận đã bắt đầu ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Khi thận bị yếu thường dẫn đến hậu quả là giảm lượng tế bào hồng cầu. Một khi cơ thể không đủ máu để hoạt động thì bạn sẽ thường xuyên cảm thấy người mệt lã, đuối sức. Ngoài ra, do máu không đủ để cung cấp oxy cho não nên người bệnh cũng hay gặp tình trạng choáng váng, chóng mặt, nhất là những khi ngồi xuống đứng dậy.