Khi nạn dịch "chia sẻ tin giả" và những đồn đoán kết tội một cách ác ý còn nguy hại cho xã hội về lâu về dài hơn virus Corona

Nam An, Theo Nhịp Sống Việt 08:27 07/02/2020
Chia sẻ

Giữa mùa dịch Corona, có rất nhiều thông tin gây hoang mang, sai sự thật trên mạng xã hội. Nếu không tỉnh táo và chọn lọc thông tin, người đọc rất dễ bị hiểu sai và có những đồn đoán ác ý, thậm chí là kì thị với những bệnh nhân dù họ chưa nhiễm virus corona, để lại một tổn thương không hề nhỏ cho những người này.

Dù khoẻ mạnh nhưng du học sinh vẫn bị kỳ thị do tin đồn lây virus corona cho cả làng 

Trước tình trạng diễn biến phức tạp của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona, các y bác sĩ cũng đang căng mình để điều trị cho những bệnh nhân được xác định dương tính với virus corona. Đồng thời, không ít người dân nghi nhiễm virus corona cũng đang được cách ly, theo dõi sức khoẻ, lấy mẫu xét nghiệm để đảm bảo dịch bệnh sẽ không lây lan. 

Thế nhưng, cộng đồng đang có những thông tin không chính xác về tình hình bệnh dịch virus corona, đặc biệt những gia đình bệnh nhân đang được cách ly theo dõi, thậm chí đã được xác định âm tính với virus corona cũng phải chịu nhiều điều tiếng, kỳ thị của cộng đồng chỉ vì thiếu kiến thức và hiểu biết. 

Khi nạn dịch chia sẻ tin giả và những đồn đoán kết tội một cách ác ý còn nguy hại cho xã hội về lâu về dài hơn virus Corona - Ảnh 1.

Dòng chia sẻ đầy bức xúc của nữ du học sinh trên mạng xã hội

Như mới đây, dòng chia sẻ của một du học sinh trở về từ Vũ Hán (Trung Quốc) cũng đã khiến nhiều người xôn xao. Theo đó, kết thúc học kì, X.O đã từ Vũ Hán trở về Việt Nam để đoàn viên và đón Tết Nguyên đán cùng với gia đình, cô đã trở về trước cả tháng trước khi dịch virus corona bùng phát tại Việt Nam. Tuy nhiên, có lẽ do thiếu kiến thức về dịch bệnh nên chỉ vì trở về từ Trung Quốc nên X.O đã trở thành "tấm bia" hứng chịu những lời đồn đoán, kì thị của người trong làng. 

Vì muốn chứng minh với mọi người mình hoàn toàn khoẻ mạnh và cũng muốn đảm bảo an toàn sức khoẻ cho những người thân xung quanh nên X.O  cũng đã chủ động đến trạm y tế để làm những kiểm tra cơ bản, chắc chắn bản thân không hề nhiễm dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra. 

Ngay sau khi nhận được phiếu xét nghiệm âm tính với virus corona, du học sinh này đã chia sẻ hình ảnh phiếu xét nghiệm lên mạng xã hội cùng tâm trạng bức xúc, "Mình đi viện xét nghiệm để lấy kết quả về in ra treo ở cổng cho mọi người qua chiêm ngưỡng cho đã con mắt nè! Mình viết ra những dòng này sau mấy ngày nằm cách ly tại viện Nhiệt đới Trung ương, để có trong tay tờ kết quả xét nghiệm ÂM TÍNH với virus-nCoV. Và có một vài điều mình muốn chia sẻ với mọi người.

Mình về Việt Nam ngày 6/1/2020, trong vòng 14 ngày mình không hề có bất cứ triệu chứng gì, đến ngày mùng 4 Tết tức 28/1/2020 (sau khi về 22 ngày) mình bị cảm cúm. Đáng nhẽ mình cũng chẳng cần đi kiểm tra hay xuống đây cách li làm gì cho tốn kém và mệt mỏi. Nhưng để bảo vệ gia đình mình khỏi những lời ác ý, bảo vệ bản thân khỏi câu chuyện thêu dệt, và hơn nữa là một du học sinh trở về từ tâm dịch mình nghĩ mình nên hành động có trách nhiệm. Bỏ qua những nguy cơ có thể lây chéo khi vào cách li, bỏ qua khả năng có thể bị lộ thông tin cá nhân như chị bạn mình, mình vẫn quyết định ngày 31/1/2020 đến viện để làm xét nghiệm tự nguyện. Xét nghiệm để chắc chắn rằng bản thân mình khoẻ mạnh cũng như tránh gây lo lắng cho gia đình, người thân, bạn bè, những người đã có tiếp xúc với mình trong thời gian qua.

Khi nạn dịch chia sẻ tin giả và những đồn đoán kết tội một cách ác ý còn nguy hại cho xã hội về lâu về dài hơn virus Corona - Ảnh 3.

Vậy nên mình mong là sau hôm nay thì tất cả những tin đồn không chính xác về mình và bệnh dịch sẽ chấm dứt tại đây. Chứ nhà chả ai dám đến chơi, có người gặp mình về bị sốt cũng phải nhắn tin hỏi ngay mình buồn (cười) lắm đấy. Mình không muốn trả lời thêm bất cứ một câu hỏi nào xung quanh chuyện này nữa!

Trong mấy đêm nằm viện mình đã suy nghĩ rất nhiều về điều này. Mình chỉ là một du học sinh rất bình thường, về quê ăn Tết, khoẻ mạnh, thời gian cách li đủ, không có biểu hiện bệnh hay tiếp xúc nguy hiểm, vậy nhưng xung quanh mình vẫn có những lời đồn rất ác ý, rằng mình bị bắt phải đi cách li, rằng sợ mình mang bệnh về lây cho mọi người, rồi những câu đùa không hề vui rằng: "ở Vũ Hán về à? Ôi tránh xa xa ra", rồi "Về nhà tránh dịch à? Sao không ở bên ấy luôn đi", vv... Mình thực sự đau lòng, thực sự rất buồn khi nhiều anh chị em cùng học bên Vũ Hán với mình về quê không dám đi đâu vì sợ nếu lỡ mang bệnh lại lây cho mọi người, không dám đi đâu vì sợ những lời dị nghị. Đến bản thân mình 1 ngày không dưới 20 cuộc điện thoại, rồi tin nhắn hỏi thăm sức khoẻ thì ít mà hỏi về tin đồn thì nhiều. Rồi ở quê mình có những người còn không dám cho con họ đi qua ngõ nhà mình".

Khi nạn dịch chia sẻ tin giả và những đồn đoán kết tội một cách ác ý còn nguy hại cho xã hội về lâu về dài hơn virus Corona - Ảnh 4.

Phiếu ra viện của X.O ghi rõ kết quả âm tính với nCoV - 2019 tuy nhiên nhiều người vẫn hoài nghi

Có lẽ không chỉ X.O mà có khá nhiều du học sinh trở về từ Trung Quốc trong thời gian này phải chịu hoàn cảnh tương tự. Dù các bạn hoàn toàn khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh hay những bạn nghi nhiễm virus corona phải cách ly tại nhà cũng đều phải hứng chịu những ánh mặt kì thị không đáng có từ một số người xung quanh.

Chia sẻ thêm với chúng tôi, X.O cho biết, "Mình về từ Vũ Hãn trở về nước từ đầu tháng 1, khi mà dịch chưa hề có dấu hiệu bùng phát nhưng để đảm bảo sức khoẻ cho những người thân mình vẫn chủ động đi xét nghiệm để an tâm hơn. Trước khi vào viện mình chỉ cúm thông thường thôi, nhưng sau khi nhận kết quả âm tính về thì mình khá mệt mỏi bởi mọi người xung quanh khu mình sinh sống vẫn đồn thổi rất nhiều về mình và dịch bệnh virus corona".

Theo X.O, dân làng bắt đầu đồn thổi nhiều từ khi cô bắt đầu đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe và làm những xét nghiệm cơ bản. "Không chỉ nói mình bị nhiễm virus mà còn ác ý cho rằng mình lây cho mọi người trong làng khiến chẳng ai dám đến nhà mình, thậm chí còn không dám đi qua ngõ. Trong khi, mình về gần 1 tháng và không có biểu hiện gì ho sốt hay ốm cả", X.O nói. 

Du học sinh này cũng cho biết, kể cả khi cô có kết quả xét nghiệm âm tính với dịch viêm phổi cấp nhưng mọi người xung quanh vẫn một mực không tin và không ngừng gièm pha về bệnh tình của cô. "Mọi người vẫn không tin, bảo xét nghiệm 4 lần mới biết được. Mình rất mệt mỏi và không biết phải giải thích sao nữa. Không chỉ mình mà một số du học sinh trở về quê từ Trung Quốc cũng phải nhận điều tiếng tương tự, thậm chí còn bị công khai tên tuổi, địa chỉ nhà lên cả mạng xã hội". 

Bên cạnh đó, X.O cũng cho biết, cô khá buồn khi bị mọi người kỳ thị và gia đình phải chịu những đồn đoán không hay. "Mình cảm thấy mọi người vẫn chưa thực sự hiểu về tình hình dịch bệnh cũng như cách phòng chống lây nhiễm virus corona. Mình chỉ nghĩ việc đi khám của mình là một việc có trách nhiệm với cộng đồng, để cho mọi người thêm yên tâm chứ bản thân mình hoàn toàn khoẻ mạnh. Mọi người chưa hiểu rõ về bệnh nên luôn nghĩ nhiễm virus corona là sẽ chết, coi nó như một thứ dịch bệnh đáng sợ, chỉ cần tiếp xúc là đã bị bệnh. Rồi từ đấy xa lánh cô lập. Mình chưa bị bệnh mà đã như vậy, với những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh, vì những chuyện như thế họ giấu bệnh, không dám đi cách li thì sẽ nguy hiểm đến mức nào!". 

"Nạn dịch chia sẻ tin giả" sẽ "biến mất" trên MXH Lotus

Trong thời buổi rối ren thông tin, không phải bài đăng nào trên mạng xã hội cũng là đúng; những tin giả, phỏng đoán vô căn cứ xuất hiện ngày một rầm rộ trên các mạng xã hội. Trước khi có thể đối mặt với đại dịch, ta cần phải trang bị cho mình những thông tin chính xác, hữu ích và kịp thời.

Khi nạn dịch chia sẻ tin giả và những đồn đoán kết tội một cách ác ý còn nguy hại cho xã hội về lâu về dài hơn virus Corona - Ảnh 6.

Nội dung bài đăng là sai sự thật. Ảnh: Lotus


Không chỉ việc các du học sinh, người dân trở về từ Trung Quốc mà số lượng ca nhiễm virus corona cũng không ngừng được đồn đoán, giật gân, câu like trên các trang mạng xã hội. Lợi dụng nhu cầu thông tin về dịch bệnh do virus corona của người dùng tăng cao, những thông tin thiếu chính xác không ngừng được chia sẻ rầm rộ trên một số trang mạng. Nó không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như đời tư cá nhân của những người nằm trong diện nghi ngờ nhiễm bệnh. 

Thậm chí, những thông tin này còn gây hoang mang dư luận và tạo thành làn sóng tiêu cực trong xã hội. Bởi vậy, để có được những thông tin chính xác về tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona thì người dùng mạng cần tập thói quen đọc tin có kiểm chứng, chia sẻ có trách nhiệm để không gây hoang mang cho cộng đồng, tạo hậu quả xấu.

Lá chắn virus Corona - một trang tin trên MXH Lotus - chính là lựa chọn đúng đắn cho cộng đồng ở thời điểm hiện tại. Được ra đời nhằm cung cấp bức tranh toàn cảnh về dịch cúm, cách phòng ngừa & điều trị, toàn bộ tin tức trên Lá chắn virus Corona được cập nhật liên tục, chính xác, từ các nguồn chính thống trong nước và quốc tế.

Để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, ngoài sự nỗ lực của các cơ quan chức năng rất cần sự vào cuộc của mỗi người dân. Khi được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết, mỗi người dân sẽ là "lá chắn" hữu ích trước nguy cơ dịch bệnh.

Xem thêm những thông tin khác về sự kiện dịch bệnh virus corona Vũ Hán tại ĐÂY.

Trang bị những thông tin, kiến thức hữu ích - kịp thời để xây dựng lá chắn bảo vệ bản thân và những người xung quanh trước dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tại: https://lotus.vn/lachanviruscorona

Tải app Lotus để kiểm tra độ hiểu biết, nhận thông báo mới nhất và theo dõi các nguồn tin uy tín về dịch bệnh.

#LaChanVirusCorona #VirusCorona #Lotus #VCCorp

Khi nạn dịch chia sẻ tin giả và những đồn đoán kết tội một cách ác ý còn nguy hại cho xã hội về lâu về dài hơn virus Corona - Ảnh 8.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày