Học 3 nhóm ngành này không lo thất nghiệp dù “Cô Vy” hay “Bà Vy" có lại đến!

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 17:30 29/04/2020

Ngày thi THPT Quốc gia đã chốt, đứng trước quyết định chọn ngành chọn trường vô cùng trọng đại, bạn đã 'chung kết' được ngành nào cho chặng đường đại học sắp tới?

Sau 3 tháng "Cô Vy" ghé chơi, người thất nghiệp nhiều như "rạ". Biến cố này cũng định nghĩa lại lựa chọn ngành nghề của nhiều teen. Không ai biết trước được tương lai sẽ không lặp lại một biến cố tương tự khiến thế giới lao đao. Vậy, chọn ngành gì để không lo thất nghiệp, luôn năng động và thích nghi với mọi thay đổi? 

Nhìn từ thực tế đại dịch, có 3 nhóm ngành chẳng hề cắt giảm nhân sự, thậm chí tuyển dụng thêm. Loạt nghề này cũng đang là xu hướng phát triển trong kỷ nguyên 4.0. Hãy cùng khám phá 3 nhóm ngành này nhé!

Kinh doanh kỹ thuật số, Thương mại điện tử - Từ khoá của hiện tại và tương lai

"Cô Vy" đã thay đổi thị trường việc làm trong chớp mắt. Các hãng thương mại điện tử "sốt sắng" tuyển dụng nắm cơ hội bùng nổ, như Amazon tuyển 100.000 nhân sự để đáp ứng nhu cầu mua sắm online quá lớn. Ở Việt Nam thì quá rõ rồi, những tháng vừa qua, mấy ai mà không từng mua hàng từ Tiki, Lazada, Shopee hay Sendo? 1 ngày bạn nhìn thấy bao nhiêu quảng cáo hiện lên trên newsfeed của mình? Bạn có từng mua hàng vì quá mê review của 1 KOL nổi tiếng nào đó?

Cư dân toàn cầu ngày càng ưa chuộng học tập, làm việc, giải trí và cả mua sắm... trực tuyến. Một nếp sống mới đang nhanh chóng được hình thành, mở ra kỷ nguyên tiêu dùng hiện đại. Ngay cả khi dịch bệnh qua đi, thì chúng ta vẫn sẽ sống "online" nhiều hơn để tiết kiệm thời gian lẫn tiền bạc. 

Học 3 nhóm ngành này không lo thất nghiệp dù “Cô Vy” hay “Bà Vy có lại đến! - Ảnh 1.

Đằng sau tất cả những đột phá đó, biến những điều không thể thành có thể trong kinh doanh chính là sản phẩm của Kinh doanh Kỹ thuật số (Digital Business). Và để lan tỏa những thông điệp tích cực từ các nhãn hàng, đưa sản phẩm tới người tiêu dùng 1 cách thuận tiện nhất chính là nhờ vai trò của Digital Marketing.

Là trường ĐH đi đầu về giáo dục thực tiễn, ĐH RMIT đã cho ra mắt các ngành này để cùng sinh viên đón đầu các xu hướng tuyển dụng. Theo học các ngành này, bạn sẽ được trang bị tư duy chiến lược về kinh doanh công nghệ, về marketing trên nền tảng số... để làm chủ cuộc chơi trong thế giới kinh doanh chuyển dịch không ngừng.

Không chỉ dừng lại ở lý thuyết, sinh viên còn được tham gia các dự án "Học tập kết hợp kinh nghiệm thực tiễn" như được làm việc cùng các doanh nghiệp để có cơ hội cọ xát ngay từ năm nhất. Chính các hoạt động này khiến sinh viên RMIT tốt nghiệp ra trường luôn có tỉ lệ có việc làm cao với mức lương khởi điểm đáng mơ ước lên tới 96%!

Sáng tạo nội dung trên nền tảng số

Bạn giải trí ra sao trong những ngày "trốn dịch"? Nếu không xem phim trên Netflix, hay nghe nhạc trên Spotify, thì chí ít hàng ngày bạn vẫn vào xem Youtube, Tik Tok?

Thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ sang các nền tảng kỹ thuật số. Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tạo ra sức ép lớn chưa từng có với các nghề thiếu sức sáng tạo. Giờ đây, nghiện thời trang, nhưng vẽ chúng trên giấy đã quá lỗi thời. Thích truyền thông, bạn cũng không thể sáng tạo ấn phẩm quảng cáo theo lối truyền thống nhàm chán như trước. Còn mê làm phim, thước quay cần công nghệ hậu kỳ hấp dẫn để hút khán giả. Sáng tạo gắn liền với kỹ thuật số dường như đã trở thành thước đo thành công của ngành này.

Bên cạnh đó, nhân lực ngành này cũng thể hiện khả năng đa nhiệm, làm việc từ xa linh hoạt với mức thu nhập không giới hạn ngay cả trong đại dịch. Trong khi các doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, thì các công việc liên quan tới sáng tạo nội dung nền tảng kỹ thuật số lại được trọng dụng hơn thảy. Nội dung quảng cáo bạn nhìn thấy hàng ngày, game bạn chơi, phim hoạt hình,  ứng dụng di động, báo điện tử hay thậm chí thiết kế thực tế ảo (AR/VR) đón đầu kỷ nguyên 4.0… đều là sản phẩm nội dung số.

Học 3 nhóm ngành này không lo thất nghiệp dù “Cô Vy” hay “Bà Vy có lại đến! - Ảnh 2.

Truyền thông, Truyền thông số, Thiết kế Ứng dụng Sáng tạo, Làm phim kỹ thuật số… là những ngành bạn có thể theo học tại RMIT để có thể theo đuổi sự nghiệp sáng tạo nội dung trên nền tảng số. 

Với thế mạnh là trường đại học hàng đầu thế giới về sáng tạo, thiết kế, truyền thông, cùng mối quan hệ mật thiết với nhiều công ty/tổ chức lớn, dễ hiểu vì sao mà những chuyên ngành này tại RMIT đều có lượng sinh viên đăng ký học khá đông đảo, mở ra những lựa chọn nghề nghiệp không giới hạn tại các công ty/tổ chức tư nhân, nhà nước, tập đoàn nước ngoài… 

Nhóm ngành Công nghệ 

Trái ngược với thực trạng đình đốn ở hầu hết doanh nghiệp, CNTT là lĩnh vực tuyển dụng nhân sự nhiều nhất thời gian qua. 

Có học sinh nào thời gian qua không biết đến Zoom? Dù không hề có một giáo viên nào nhưng Zoom vẫn trở thành nền tảng dạy học phổ biến nhất mùa "Cô Vy".

Livestorm, Azure, Google Meet, Microsoft Teams bỗng chốc trở thành những công cụ không thể thiếu của cộng đồng hàng tỉ người phải học tập & làm việc tại nhà. 

Khi mọi người mắc kẹt trong nhà, ai cũng xem phim trực tuyến, chơi game giải trí, học online hoặc làm việc từ xa thì vai trò của ngành CNTT trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các công ty giáo dục trực tuyến hay viễn thông, ngân hàng... đều săn lùng nhân tài am hiểu cả phần cứng lẫn phần mềm. Để tránh lây nhiễm, nhiều bệnh viện trên thế giới đã sử dụng robot làm "bác sĩ". Thời buổi của trí thông minh nhân tạo, robot, tự động hoá, bạn sẽ không bao giờ lo thất nghiệp nếu theo học công nghệ. 

Học 3 nhóm ngành này không lo thất nghiệp dù “Cô Vy” hay “Bà Vy có lại đến! - Ảnh 3.

Ông Eric Asato, Chuyên gia tư vấn hướng nghiệp của Đại học RMIT, tư vấn bạn có thể làm cho các ông lớn công nghệ cũng như startup hoặc làm việc trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. Bất cứ doanh nghiệp ngành nào muốn chuyển đổi số bắt kịp đoàn tàu 4.0 cũng cần đội ngũ chuyên gia công nghệ tinh nhuệ. Chừng nào xu hướng này còn tiếp diễn, cơ hội việc làm trong không gian kia vẫn không giảm sút, mà ngược lại tăng lên gấp bội để đáp ứng đủ nhu cầu.

Và ‘Ngôi trường thứ hạng cao trên toàn cầu’

Một số người đánh đồng 3 ngành nghề trên với sự bất ổn. Song ông Eric Asato gửi lời khuyên tới học sinh cuối cấp rằng: Chọn trường, chọn nghề trước ngưỡng cửa cuộc đời không nhất thiết phải chọn sự ổn định! Điều quan trọng là lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, với thế mạnh, mong muốn của bản thân và nhu cầu của xã hội. Hơn nữa, muốn thành công, việc chọn nghề cũng chỉ là 1 phần quan trọng, phần còn lại, hãy xây dựng và bồi đắp cho mình những kỹ năng chuyển đổi để bạn có thể dễ dàng "sống sót" ở bất cứ môi trường nào, nghề nghiệp nào, trong bất cứ bối cảnh xã hội nào!

"Thuộc Top 11 ĐH tốt nhất thế giới về Thiết kế và Nghệ thuật, Top 100 ĐH về Kỹ thuật và Công nghệ tốt nhất toàn cầu, Top 200 ĐH hàng đầu về Kinh doanh và Quản trị (theo QS xếp hạng), RMIT không chỉ đào tạo các ngành thị trường nhân sự đang cần nhất, mà còn mang đến nhiều lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho giới trẻ để không ai bị đại dịch bỏ lại phía sau", ông Eric Asato nhấn mạnh.


Để tìm hiểu thêm về triển vọng của các nhóm ngành này cũng như các ngành học khác tại RMIT, và giao lưu với đại diện RMIT, sinh viên/cựu sinh viên và các bạn có thể đăng ký tham dự chuỗi hội thảo trực tuyến do RMIT tổ chức.

Nhóm ngành Kinh doanh ngày 3/5 - đăng ký tại đây

Nhóm ngành Sáng tạo ngày 16/5 - đăng ký tại đây

Nhóm ngành Khoa học - Công nghệ 30/5 - đăng ký tại đây