Hé lộ "túp lều bí ẩn" do Trung Quốc phát hiện trên Mặt trăng

Hoàng Dung, Theo Infonet 22:22 08/01/2022
Chia sẻ

Sự thật về "túp lều bí ẩn" trên Mặt trăng không như những gì các nhà khoa học kỳ vọng.

Tháng 12/2021, các nhà khoa học vô cùng bất ngờ khi tàu thám hiểm Yutu-2 của Trung Quốc ghi được hình ảnh về khối lập phương kỳ lạ ở phía bên kia chưa được khám phá của Mặt trăng.

Hé lộ túp lều bí ẩn do Trung Quốc phát hiện trên Mặt trăng - Ảnh 1.

Hình ảnh khối lập phương được ví như túp lều trên Mặt trăng được kỳ vọng mang lại giá trị khoa học tiềm năng. Yutu-2 của Trung Quốc tiến đến khối lập phương khi nó vừa thức dậy sau hai tuần ngủ vào thời điểm không có ánh Mặt trời nạp năng lượng.

Khi nhìn từ xa, khối lập phương trông có vẻ hoành tráng, được kỳ vọng mang nhiều thông tin về sự sống ngoài Trái Đất.

Hé lộ túp lều bí ẩn do Trung Quốc phát hiện trên Mặt trăng - Ảnh 2.

Cận cảnh mặt trước "túp lều bí ẩn" do Trung Quốc phát hiện trên Mặt trăng

Mới đây, các nhà khoa học đã phân tích kỹ hơn về bức ảnh và phát hiện kết quả không như mong đợi. Khối kiến trúc kỳ lạ trên Mặt trăng thực ra là một tảng đá có hình dạng bất thường.


Đó là một tảng đá nhỏ sần sùi nằm trên vành miệng núi lửa. Khi Yutu-2 tiếp cận với tảng đá ở cự ly gần, nó đã cho thấy nhiều góc chụp rõ hơn, tiết lộ bản chất thực sự của vật thể.

Các chuyên gia cho rằng đó có thể là một mảnh vụn rơi trên bề mặt Mặt trăng như sao chổi, tiểu hành tinh.

Tảng đá có hình dạng cuộn tròn, trông giống con thỏ đang cúi xuống ăn củ cà rốt trước mặt. Các chuyên gia đặt cho nó biệt danh Thỏ ngọc, cũng chính là tên gọi Yutu-2. Vì vậy, tảng đá mà Yutu-2 phát hiện giống như việc nó tìm thấy linh vật của riêng mình trên Mặt trăng.

Yutu-2 là một phần trong sứ mệnh Chang'e-4 của Cơ quan không gian quốc gia Trung Quốc hạ cánh lên Mặt trăng vào năm 2019 để thực hiện một chuyến thám hiểm đầy tham vọng về phía xa của Mặt trăng. Con "thỏ ngọc" này đã ở đây hơn ba năm kể từ khi hạ cánh và tiếp tục hành trình tìm kiếm sự sống, khám phá Mặt trăng.

Yutu-2 hoạt động dựa trên năng lượng mặt trời, vì vậy nó định kỳ ngủ đông cho đến khi mặt trời ló dạng. Đó là lý do tại sao phải mất một thời gian để di chuyển đến gần "túp lều bí ẩn" mới chụp được có hình ảnh rõ nét hơn.

Đây hầu như không phải là lần đầu tiên các vật thể trông khác thường được phát hiện trong không gian. Hình ảnh về "cái thìa" và "khuôn mặt" xuất hiện trên sao Hỏa cũng gây tò mò.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày