Hai vợ chồng đều được chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng vì chung một thói quen chẳng hề xa lạ!

Ngọc Ái, Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 00:00 22/07/2025
Chia sẻ

Không chung huyết thống, không có tiền sử di truyền cũng không có triệu chứng bất thường rõ rệt. Thế nhưng, cặp vợ chồng này cùng lúc nhận chẩn đoán ung thư đại trực tràng khi khám sức khỏe tổng thể.

Chẳng ai nghĩ rằng, những thói quen giản dị, thậm chí tưởng là tốt hằng ngày lại có thể trở thành "hung thủ" giấu mặt, âm thầm gặm nhấm sức khỏe và gây ung thư đại trực tràng. Với chú Trương và dì Tôn, một cặp vợ chồng trung niên sống tại Hàng Châu (Trung Quốc) thì câu chuyện ấy thấm thía hơn bao giờ hết. Cuộc sống của họ vốn êm đềm, gói gọn trong những bữa ăn gia đình đạm bạc và thói quen tiết kiệm đã ăn sâu vào tiềm thức. 

Năm ấy, khi cả hai đều bước vào tuổi lục tuần, chú Trương và dì Tôn quyết định đi khám sức khỏe tổng quát. Dù không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, chỉ là một lần kiểm tra định kỳ cho an tâm. Nhưng rồi, buổi nội soi đường tiêu hóa đã vén lên bức màn sự thật mà họ không thể ngờ tới. Cả hai vợ chồng, cùng một lúc đều được chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng.

Hai vợ chồng đều được chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng vì chung một thói quen chẳng hề xa lạ!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

"Tim tôi như thắt lại khi nghe tin đó, vừa lo cho mình, lại càng lo hơn cho ông ấy. Không hiểu chúng tôi đã cùng sai ở đâu" - dì Tôn kể lại, đôi mắt thoáng buồn. Chú Trương nắm chặt tay vợ, giọng khàn khàn: "Suốt cuộc đời, hai vợ chồng tôi chưa bao giờ rời xa nhau, ngay cả cái bệnh này cũng chọn đến cùng lúc".

Bác sĩ điều trị của cặp vợ chồng cho hay: "Những năm gần đây ngày càng có nhiều trường hợp cặp vợ chồng cùng mắc bệnh ung thư, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn. Việc cùng xuất hiện các khối u ung thư ở vợ và chồng - hai người không hề có quan hệ huyết thống - thường là kết quả của quá trình tích lũy nhiều năm dưới sự tác động của các yếu tố môi trường, thói quen sinh hoạt chung..."

Được biết cặp vợ chồng có thói quen ăn uống khá tiết kiệm. Đặc biệt với đồ ăn thừa, họ vẫn thường ăn một món trong 3 ngày. Đôi khi, họ cũng sẽ xào lại những món ăn thừa cùng đồ ăn mới... Chính thói quen tiết kiệm sai lầm nhưng cực phổ biến này đã khiến ung thư đại trực tràng "thừa cơ" tấn công.

May mắn thay, nhờ được phát hiện sớm, cả hai người đều kịp thời trải qua phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tuy nhiên, nỗi lo âu vẫn còn đó, khi các bác sĩ dặn dò phải theo dõi sát sao để tránh tái phát.

Bác sĩ giải thích, việc tiêu thụ thực phẩm chế biến không đúng cách, đặc biệt là đồ ăn đã để lâu, có thể sản sinh ra các chất độc hại, gây tổn thương tế bào và tiềm ẩn nguy cơ ung thư. Câu chuyện của chú Trương và dì Tôn không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là một bài học đắt giá về tầm quan trọng của việc thay đổi những thói quen nhỏ nhất để bảo vệ sức khỏe.

Làm gì để ung thư đại trực tràng không dám tìm đến bạn?

Vị bác sĩ điều trị của dì Tôn và chú Trương nhân cơ hội chia sẻ câu chuyện này cũng đưa ra lời cảnh báo về những triệu chứng phổ biến của ung thư đại trực tràng như: 

- Thay đổi thói quen đại tiện kéo dài (tiêu chảy, táo bón

- Máu trong phân hoặc phân có màu đen.

- Đau bụng, khó chịu dai dẳng. 

- Sụt cân không rõ nguyên nhân. 

- Mệt mỏi, thiếu máu.

Khi có các bất thường này, nhất là nếu nghiêm trọng hoặc kéo dài dăng dẳng thì cần đi khám càng sớm càng tốt. Tuy nhiên ông nhấn mạnh "phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh". Để phòng ngừa ung thư đại trực tràng, chúng ta có thể điều chỉnh lối sống với 4 trọng tâm sau:

- Cải thiện thói quen sinh hoạt: Hạn chế rượu bia, thức khuya, ít vận động. Tập thể dục đều đặn, hình thành thói quen đại tiện tốt, và dành thời gian vận động sau khi ngồi lâu. 

- Hạn chế thực phẩm siêu chế biến, đồ nướng, chiên rán: Tránh các loại thịt chế biến sẵn, đồ nướng/chiên rán cháy khét. Hạn chế rau muối và đồ ăn để qua đêm do chứa nitrit cao. 

Hai vợ chồng đều được chẩn đoán mắc ung thư đại trực tràng vì chung một thói quen chẳng hề xa lạ!- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

- Duy trì cân nặng phù hợp, tránh ăn quá nhiều: Béo phì làm tăng nguy cơ. Ăn quá no, đặc biệt buổi tối, gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa, tích tụ độc tố. 

- Khám sức khỏe định kỳ: Tầm soát ung thư trực tràng thường xuyên là chìa khóa phát hiện sớm. Người trên 45 tuổi hoặc có tiền sử gia đình nên tầm soát định kỳ. Điều trị kịp thời các bệnh lý trực tràng, hậu môn như trĩ, nứt hậu môn.

Nguồn và ảnh: Sohu, Family Doctor

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày