Những ngày qua, câu chuyện về chỉ số chất lượng không khí (AQI – Air Quality Index) vẫn là chủ đề bàn tán rôm rả của cộng đồng mạng tại Việt Nam. Dù gây tranh cãi, đây vẫn được xem là thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí hiện tại hoặc dự báo mức độ ô nhiễm không khí trong tương lai. Rủi ro sức khỏe cộng đồng càng cao khi AQI càng tăng lên.
Các quốc gia khác nhau sẽ có thang đo AQI riêng. Trang web định nghĩa chung nhất về AQI, cho phép cơ quan chính phủ ở bất cứ đâu trên thế giới gửi dữ liệu giám sát không khí theo thời gian thực của họ có tên là Air Visual, hiện nay là một địa chỉ uy tín bạn có thể theo dõi chỉ số chất lượng không khí ở khắp các thành phố trên toàn cầu.
Điều đáng nói là, tại Hà Nội và Sài Gòn – 2 thành phố lớn nhất Việt Nam, chỉ số chất lượng không khí thời gian gần đây vẫn vào mức đáng báo động. Vào thời điểm 10h30 sáng nay (5/10/2019), Hà Nội xếp hạng 1 trong những thành phố có chất lượng không khí tệ nhất thế giới (chỉ số là 192). Trong khi đó, TP.HCM đứng hạng 35 với chỉ số không khí nằm ở mức trung bình (72), cải thiện rõ rệt so với trước đó.
Thủ đô Hà Nội vẫn có chỉ số ô nhiễm không khí vào mức cao nhất trên toàn cầu. - (Nguồn: Air Visual)
Trong khi đó, TP.HCM có chất lượng không khí được cải thiện rõ rệt. - (Nguồn: Air Visual)
Việt Nam của chúng ta là vậy, còn các thành phố khác trên thế giới thì như thế nào? Cùng điểm qua một vài trung tâm du lịch nổi tiếng với chỉ số không khí thuộc mức thấp đến cực thấp nhé!
Những thành phố, thủ đô có chất lượng không khí thuộc hàng tốt nhất trên thế giới. - (Nguồn: Air Visual)
Ảnh: @bryanlanning, @cream_0915
Ảnh: @muradosmann, @japandailies, @mykro, @benn_tk
Ảnh: @saarahlouisa, @thewilliamanderson, @tranquangdai
@1000placestoseeinvienna, @gwenlohmann, @jjulia.morris, @vienna_go
Ảnh: @best_of_pariss, @backpackdiariez
Ảnh: @alixpvl, @insta.beijing
@switzerland.vacations
Ảnh: @amsterdam, @polabur, @carolbucks, @arch.design.daily
Nguồn: Wikipedia, Air Visual