Theo đúng tinh thần ‘không chủ quan, cũng không hoang mang’, trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng đã tổ chức triển khai giảng dạy bằng phương pháp blended learning qua hệ thống elearning của nhà trường. Đối với blended learning, các thầy cô sử dụng các phương pháp giảng dạy, tương tác đa dạng với sinh viên qua rất nhiều công cụ được kết nối bởi hệ thống elearning của nhà trường.
Tuy tình hình bệnh dịch có nhiều diễn biến bất ngờ nhưng chính sự chủ động và sẵn sàng trải nghiệm của mỗi thành viên DUE đã giúp việc chuyển đổi giữa học trực tiếp và học trực tuyến trở nên suôn sẻ hơn. Mỗi khoa, bộ môn đã nhanh chóng họp để triển khai chương trình, kế hoạch giảng dạy cho phù hợp với bối cảnh mới. Mỗi thầy cô cũng tích cực làm ngày, làm đêm, làm trong tuần, cuối tuần để có các sản phẩm giảng dạy hữu ích và hiệu quả.
Các thầy cô làm việc cuối tuần để kịp triển khai học tập trực tuyến.
Tuy nhiên việc giảng dạy không bao giờ là một qui trình có sẵn lặp đi, lặp lại như mọi người vẫn nghĩ. Làm sao để mỗi bài giảng tốt hơn mỗi ngày? Làm sao để có sự tương tác tốt nhất? Làm sao để đọng lại trong sinh viên là kiến thức chứ không phải con chữ?
Giảng viên trẻ tích cực học hỏi từ các giảng viên có kinh nghiệm hơn
Các giảng viên trẻ cùng nhau bàn luận các phương án của môn học
Để giải quyết những vấn đề đó luôn cần sự tương tác, học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau. Các giảng viên trẻ học hỏi kinh nghiệm từ các tiền bối đi trước. Họ cũng thảo luận với nhau về các cách thức để buổi học trở nên sinh động hơn. Và chính các bạn sinh viên DUE cũng là nhân tố đi đầu trong việc hỗ trợ thầy cô triển hoạt động giảng dạy trực tuyến một cách tích cực nhất.
Các bạn sinh viên cùng kiểm tra thử tiết học bằng phương pháp blended learning
Không chỉ thảo luận về kỹ thuật, các bạn sinh viên còn chủ động đưa ra những đóng góp về cách thức triển khai bài giảng. Thậm chí, còn nhiệt tình đóng các tình huống minh họa để dẫn dắt các buổi thảo luận trên lớp học.
Đáp lại tình cảm đó, film ngắn ‘DUE…Ngày đẹp tươi’ (*) được thực hiện là món quà thầy cô giành tặng các em sau một kỳ nghỉ rất dài. Đồng thời cũng là để gửi gắm thông điệp rằng các bạn sinh viên hãy là những người tiên phong trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Cùng nhau, chúng ta sẽ làm thêm nhiều điều ý nghĩa.
Đằng sau những sự lăn xả và dấn thân của các thầy cô trên bục giảng là sự hỗ trợ thầm lặng của gia đình. Thầy cô cũng là cha, là mẹ, là con. Những khi công việc đòi hỏi phải xông lên, thì chính những người cha, người mẹ, người chồng, người vợ ở nhà sẽ là điểm tựa, là hậu phương.
Chồng cũng là đạo diễn, quay film và biên kịch cho chính bài giảng của vợ
(*) Xem film Tại Đây.