Gặp sự cố, máy bay hạ cánh thành công nhưng toàn bộ hành khách đều thiệt mạng

Tiểu Lam, Theo Phụ nữ Việt Nam 10:50 30/05/2023
Chia sẻ

Sự cố tai nạn hàng không thảm khốc này cho tới nay vẫn khiến nhiều người ám ảnh.

Thảm hoạ hàng không

Chiếc máy bay Saudi Arabian mang số hiệu 163 dù đã thành công hạ cánh xuống sân bay Quốc tế Riyadh (RUH). Tuy nhiên sự cố khi đó vẫn khiến toàn bộ 287 hành khách và 14 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Sự cố tai nạn hàng không thảm khốc này cho tới nay vẫn khiến nhiều người không khỏi ám ảnh.

Gặp sự cố, máy bay hạ cánh thành công nhưng toàn bộ hành khách đều thiệt mạng - Ảnh 1.

Gặp sự cố, máy bay hạ cánh thành công nhưng toàn bộ hành khách trên chuyến bay đều thiệt mạng. Ảnh: Internet.

Theo đó, vào ngày 19 tháng 08 năm 1980, chiếc máy bay Saudi Arabian mang số hiệu 163 với 287 hành khách khởi hành tại Karachi hướng tới sân bay Quốc tế Jeddah vào lúc 18 giờ 32 phút. Theo lịch trình, chiếc máy bay sẽ có một điểm dừng tiếp nhiên liệu tại Sân bay Riyadh.

Sau hai giờ quá cảnh tại Riyadh, vào lúc 21 giờ 08 phút, chiếc máy bay Saudi Arabian tiếp tục cất cánh bay đến Jeddah. Tuy nhiên khi vừa cất cánh được 7 phút thì phi hành đoàn nhận được cảnh báo có khói. Tiếng chuông báo cháy vang lên cảnh báo từ khu vực khoang hàng hóa. Ngay sau khi biết tin, thành viên trong phi hành đoàn đã nhanh chóng kiểm tra và xác nhận khoang hàng hóa của máy bay đang bốc cháy. Ngọn lửa dần bùng lên khiến hành khách vô cùng hoảng sợ, họ tìm cách chạy lên các khoang phía trên.

Cơ trưởng khi đó là Mohammad Ali Kehowit, 38 tuổi đã quyết định đưa máy bay quay trở lại đường băng sân bay Quốc tế Riyadh. Đồng thời yêu cầu hành khách ổn định vị trí.

Một đội cứu trợ mặt đất đã nhận tin tức và sẵn sàng hành động chờ sơ tán người gặp nạn.

Tuy nhiên, dù hạ cánh thành công nhưng vì ảnh hưởng của ngọn lửa, máy bay tiếp tục trượt dài thêm 2 phút 40 giây trên đường băng, đồng thời lướt qua cả đội ngũ cứu trợ mặt đất gây cản trở và chậm trễ trong việc giải cứu.

Thêm vào đó, động cơ của chiếc máy bay vẫn tiếp tục hoạt động nên khi lực lượng cứu hộ tới đã không thể tiếp cận và giải cứu người gặp nạn.

Với tất cả sự nỗ lực, hơn 20 phút sau một trong những cánh cửa cũng được đội cứu hộ cạy mở. Tuy nhiên tất cả hành khách và phi hành đoàn đã thiệt mạng vì ngạt khói và đã tử vong rất lâu trước khi lối ra được cạy mở. Toàn bộ 287 hành khách và 14 thành viên phi hành đoàn đều thiệt mạng. Chiếc máy bay xấu số ngay sau đó cũng bị ngọn lửa thiêu rụi nghiệm trọng.

Gặp sự cố, máy bay hạ cánh thành công nhưng toàn bộ hành khách đều thiệt mạng - Ảnh 2.

Sau khi hạ cánh, chiếc máy bay đã bị ngọn lửa thiêu rụi nghiêm trọng. Ảnh: Internet.

Bài học sau thảm họa

Sau sự cố, cơ quan chức năng đã tiến hành điều tra nhưng không đưa ra được nguyên nhân cuối cùng. Có rất nhiều phỏng đoán xung quanh sự cố này, một số đó cho rằng lỗi sai nằm ở cơ trưởng khi không kịp thời mở cửa máy bay để sơ tán hành khách khi máy bay chạm sân bay.

Bên cạnh đó một số người nghi ngờ nguyên nhân dẫn tới hỏa hoạn là do hành khách đã lén lút mang hàng dễ cháy nổ lên máy bay. Vì phía cơ quan chức năng tìm thấy hai chiếc bếp gas du lịch trong khoang hàng hóa. Tuy nhiên, vẫn không thể khẳng định đây là nguyên nhân dẫn tới vụ cháy ở khoang hàng hóa. Cho tới nay, nguyên nhân dẫn tới thảm họa hàng không thảm khốc này vẫn là một ẩn số.

Sự cố khiến 301 người thiệt mạng do ngạt khói của máy bay Saudi Arabian 163 là một trong những thảm họa hàng không đáng sợ nhất. Sự cố thảm khốc này đã gióng hồi chuông cảnh tỉnh tới rất nhiều các hãng hàng không trong công tác chuẩn bị ứng phó với hỏa hoạn.

Sau vụ việc các hãng hàng không trên khắp thế giới đã tăng cường đào tạo phi hành đoàn về khả năng ứng phó khẩn cấp với hỏa hoạn, cải thiện quy trình thoát hiểm khẩn cấp và thực hiện nhiều cuộc diễn tập ứng phó.

Các công ty máy bay cũng đã sửa đổi vật liệu và cấu trúc phía trên của khoang chứa hàng. đồng thời trang bị những bình chữa cháy hiệu quả hơn.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày