Trước thông tin cơ quan chức năng triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho biết đã khẩn trương rà soát toàn bộ các sản phẩm sữa đang được sử dụng tại đơn vị.
Trong số 573 nhãn hiệu sữa bột giả mới được công bố có đến 305 nhãn hiệu được nộp hồ sơ tự công bố sản phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hòa Bình. Một cán bộ Sở Y tế Hoà Bình cũng phải thốt lên đây là chuyện "khủng khiếp", người dân có quyền nghi ngờ có khuất tất.
Những sản phẩm bị làm giả trôi nổi trên thị trường đến tay khách hàng với chất lượng không đảm bảo, vừa khiến người tiêu dùng tốn kém, lại phải sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng, thậm chí gây nguy hại tới sức khoẻ.
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.
Để bảo vệ quyền lợi, an toàn cho người bệnh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chỉ đạo các đơn vị chuyên môn dừng tư vấn sử dụng sản phẩm Hofumil Gold Plus.
Các đối tượng trong đường dây sản xuất sữa giả sử dụng hình ảnh chuyên gia y tế, dinh dưỡng để quảng bá sản phẩm. Chiêu bài này khiến người tiêu dùng dễ "sa bẫy".
Chị C. đang cho con trai dùng sữa của một thương hiệu lớn, nhưng nghe lời quảng cáo "bùi tai", chị đã quyết định đổi sữa cho con, không ngờ trúng vào một loại sữa giả.