Dùng “đồ phụ nữ” này sai cách, cô gái bị nhiễm trùng thận

Ngọc Ái, Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 00:00 17/02/2025
Chia sẻ

Trong gần 6 tháng đau nhức thắt lưng và vùng chậu nhưng cô gái này vẫn chủ quan. Tới khi phát hiện máu trong nước tiểu mới đi khám và phát hiện nhiễm trùng thận.

Sarah (tên nhân vật đã được thay đổi) khoảng 30 tuổi, sống tại Anh. Cô bắt đầu cảm thấy những khó chịu dai dẳng ở vùng chậu và thắt lưng khoảng nửa năm trước. Tuy nhiên, Sarah quá bận rộn và chủ quan, cho rằng đó là cơn đau nhức do ngồi nhiều, ít vận động và liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt. Đến khi vô tình nhìn thấy máu trong nước tiểu của mình và theo dõi điều này xảy ra trong gần 1 tuần cô mới chịu đi khám. Cô sốc nặng khi bác sĩ nói mình bị nhiễm trùng thận.

Bởi vì khi tới bệnh viện, Sarah cũng chỉ cho rằng mình bị sỏi thận tái phát. Nhưng kết quả chụp cắt lớp tiết niệu khiến các bác sĩ bất ngờ: thận phải và niệu quản của cô bị sưng đáng kể, với đường kính giãn nở lên đến 22mm. Nguyên nhân được xác định là do cốc nguyệt san đặt sai vị trí, vô tình chặn đường lưu thông của nước tiểu. Điều này dẫn đến hiện tượng ứ nước thận, gây nhiễm trùng và đau đớn kéo dài.

Dùng “đồ phụ nữ” này sai cách, cô gái bị nhiễm trùng thận- Ảnh 1.

Chụp CT cho thấy thận phải của nhân vật bị sưng. Mũi tên màu đỏ chỉ niệu quản giãn ngay phía trên cốc nguyệt san

Dùng “đồ phụ nữ” này sai cách, cô gái bị nhiễm trùng thận- Ảnh 2.

Các bác sĩ cho biết kết quả chụp cắt lớp cho thấy thận phải nhân vật bị ứ nước với đường kính trước sau là 22mm

Ngay khi được hướng dẫn ngừng sử dụng cốc nguyệt san và điều chỉnh cách đặt cốc, tình trạng của cô cải thiện rõ rệt. Một tháng sau, khi kiểm tra lại, các triệu chứng gần như biến mất. Tuy nhiên, cô vẫn đang điều trị ngoại trú, theo dõi định kỳ theo hướng dẫn.

Tiến sĩ Gratien Andersen (Mỹ) cho biết, nhiễm trùng thận (viêm bể thận) là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào thận, thường do nhiễm trùng đường tiết niệu lan lên. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn, nhiễm trùng huyết và nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng phổ biến gồm sốt cao, đau lưng, tiểu buốt và nước tiểu có máu hoặc mùi hôi.

Cảnh báo 5 sai lầm phổ biến khi dùng cốc nguyệt san và tác hại

Cốc nguyệt san đang ngày càng phổ biến, được đánh giá là một giải pháp hiện đại, tiện lợi và thân thiện với môi trường để thay thế băng vệ sinh. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tiến sĩ Gratien Andersen chia sẻ rằng những trường hợp tương tự như Sarah không phải hiếm. Đồng thời đưa ra 5 sai lầm phổ biến khi dùng cốc nguyệt san gây hại mà chị em cần tránh, thay đổi như:

- Chọn sai kích thước cốc: Nếu cốc quá to hoặc quá cứng, nó có thể gây áp lực lên niệu đạo, cản trở dòng nước tiểu, dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Đặt cốc quá sâu hoặc sai vị trí: Cốc nguyệt san nên nằm ở phần thấp của âm đạo, không nên đặt quá sâu. Nếu không, nó có thể chèn ép niệu quản, gây ứ nước thận và đau vùng chậu.

- Không tháo cốc đúng cách: Kéo cốc ra mà không phá vỡ lực hút có thể gây tổn thương âm đạo và làm lệch vị trí của cổ tử cung, gây khó chịu và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Dùng “đồ phụ nữ” này sai cách, cô gái bị nhiễm trùng thận- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

- Sử dụng quá lâu mà không thay rửa: Cốc nguyệt san có thể giữ kinh nguyệt trong vòng 8-12 giờ, nhưng nếu để quá lâu, vi khuẩn có thể sinh sôi, gây viêm nhiễm âm đạo và hội chứng sốc độc (TSS).

- Không vệ sinh cốc đúng cách: Nếu không tiệt trùng cốc nguyệt san sau mỗi chu kỳ hoặc rửa không đúng cách, vi khuẩn có thể tích tụ, gây viêm nhiễm phụ khoa.

Lưu ý, nếu cảm thấy khó chịu hay dấu hiệu bất thường khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc đi khám ngay.

Nguồn và ảnh: Metro UK, Healthline

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày