Thịt bò là một trong những loại thực phẩm rất bổ dưỡng và được nhiều người lựa chọn để chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn cho bữa cơm gia đình. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, loại thịt này còn được gọi là vua của các loại thịt đỏ vì thành phần của chúng có chứa rất nhiều protein chất lượng cao, vitamin và chất khoáng quan trọng cho cơ thể như B12, kẽm, sắt, taurine…
Ngoài thịt bò, nhiều bộ phận khác của loài động vật này cũng được ưa chuộng, chế biến thành các món khoái khẩu. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, không phải phần nào của bò cũng bổ dưỡng.
Phổi bò được cho là bộ phận tích tụ nhiều độc tố gây nguy hiểm đến sức khỏe con người khi ăn. Nguyên nhân là bởi phổi là cơ quan hô hấp chính của bò, có nhiệm vụ giúp lọc không khí nên rất dễ lưu lại nhiều chất bẩn và vi khuẩn. Không những vậy, trong phổi có nhiều phế nang - nơi có thể dễ dàng bị tích tụ và lắng đọng các loại bụi bẩn. Và khi ăn vào, con người cũng sẽ có thể vô tình mang theo bụi là kim loại nặng vào người gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cũng như các loại phủ tạng động vật khác (lợn, gà), nội tạng của bò cũng không nên ăn nhiều. Ảnh minh họa.
Bộ phận này được sử dụng làm món ăn chính ở rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, gan bò lại chứa nhiều cholesterol và các kim loại nặng. Bạn chú ý ăn gan bò ở mức độ vừa phải để tránh dư thừa cholesterol, chất độc hay kim loại nặng gây tổn hại sức khỏe.
Gan bò rất giàu đồng, tuy chất này vô cùng quan trọng nhưng việc tiêu thụ quá nhiều đồng có thể dẫn đến ngộ độc. Chưa kể, quá nhiều đồng còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như mất hồng cầu, suy thận, suy tim, bệnh gan, tổn thương não.
Đôi khi gan bò cũng chứa lượng kháng sinh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Dư lượng kháng sinh tồn tại trong thực phẩm có nguy cơ dẫn đến kháng kháng sinh, gây sốc phản vệ, phản ứng dị ứng, sự gián đoạn trong quá trình phát triển phôi thai hoặc một số loại ung thư...
Nộm da bò được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, da chính là một trong những bộ phận của bò không nên ăn. Ảnh minh họa.
Chia sẻ với VietNamNet , bác sĩ Đào Thị Hảo, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cho biết tiết, da, mỡ, gầu bò cũng được khuyến cáo không nên ăn nhiều. Mỡ bò chứa nhiều axit béo no, khi tiêu thụ rất dễ tích lũy, khó đào thải, vì thế không nên ăn nhiều và thường xuyên. Nếu muốn tăng gia vị, ngậy béo thì dùng thêm gân, không nên dùng mỡ bò thuần khiết vì sẽ gây chứng khó tiêu, nhất là người mắc bệnh đại tràng, gout; nên ăn thịt bò bắp, thịt nạc.
-Kết hợp thịt bò với thịt heo
Theo Đông y, thịt bò mang tính ôn, còn thịt heo mang tính hàn, nên nếu ăn chung 2 loại thịt này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của chúng. Bạn nên chế biến riêng 2 loại thịt này để đảm đảm bảo giá trị dinh dưỡng và trọn vẹn hương vị món ăn.
- Kết hợp thịt bò với hải sản
Thịt bò và hải sản là sự kết hợp thường thấy trong nhiều món ăn. Tuy nhiên điều này không tốt, vì photpho trong thịt bò kết hợp với canxi, magie trong hải sản sẽ tạo ra kết tủa, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
- Uống trà sau khi ăn thịt bò
Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên uống nước trà sau khi ăn thịt bò ít nhất 2 giờ. Vì các chất trong thịt bò và trà khi kết hợp lại sẽ ngăn cản sự hấp thu dinh dưỡng. Đặc biệt còn gây táo bón, khó tiêu, dị ứng. Nước trà cũng không nên kết hợp với các loại thịt khác để tránh tình trạng tương tự.
-Kết hợp thịt bò với lươn
Thịt bò ăn chung với lươn khiến khó tiêu, buồn nôn, đầy bụng, thời gian dài có thể bị nhiễm độc, nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ lại càng nên chú ý.
-Thịt bò và đậu nành
Cả thịt bò và đậu nành đều chứa hàm lượng cao purin, khi kết hợp sẽ gây tích tụ axit uric trong máu, đây là 1 trong những nguyên nhân gây ra bệnh gút. Vì thế không nên dùng chung thịt bò với đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành như đậu hũ, sữa đậu nành để tránh gây bệnh.