Khi nhắc đến một trong những loại thực phẩm lành mạnh bậc nhất, nhiều chuyên gia dinh dưỡng sẽ nghĩ ngay đến cá. Cá cung cấp các dinh dưỡng quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega-3 tuyệt vời, vô cùng quan trọng cho não bộ. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của cá cũng tốt cho cơ thể.
Không phải bộ phận nào của cá cũng tốt cho cơ thể
Cá là loài vật sinh sống dưới nước, ăn tạp vì vậy chúng dễ nhiễm khuẩn và nhiễm độc. Các độc chất này có thể tích tụ tại phần ruột, phần mật hoặc phần đầu cá... Khi tích lũy quá nhiều trong cơ thể sẽ dẫn đến các tổn thương cho nội tạng và thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
Theo tờ Xiaoxiang Morning Post, có một người đàn ông tên là Shi Mou, sống tại Hồ Nam, Trung Quốc từng suýt mất mạng sau khi ăn 7 chiếc mật cá. Thực tế, những tai nạn như vậy không hề hiếm.
Tại Việt Nam, Viện Y học biển Việt Nam cũng từng cấp cứu cho bệnh nhân V.Đ.N., 59 tuổi, nhập viện trong tình trạng ngộ độc, nôn ra dịch nâu, vàng, bụng chướng, đau hạ sườn phải do nuốt mật cá trắm sống.
Mật cá là bộ phận chứa nhiều độc tố như tetrodotoxin, có thể khiến hệ thần kinh mệt mỏi, gây suy hô hấp, rối loạn hành vi, sốc nhiễm khuẩn...
Nhiều người lấy mật cá trắm để ủ rượu, tuy nhiên đây là một cách làm rất nguy hiểm, có thể gây ngộ độc và tử vong. Theo nghiên cứu, trong mật cá trắm có chứa muối mật, bilirubin, cholesterol, các axit béo, muối khoáng và quan trọng nhất là nhóm steroit... Uống mật cá trắm sẽ đưa vào cơ thể một lượng lớn steroit, gây rối loạn chuyển hóa các bộ phận của cơ thể và gây độc, đặc biệt đối với thận và gan. Đã có những trường hợp bị nhiễm độc mật cá trắm chết do suy thận cấp .
Nhiều quan niệm cho rằng ăn đầu cá sẽ bổ não, hơn nữa phần đầu cá có hương vị béo ngậy vì vậy từ lâu đã trở thành thực phẩm yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên thực tế đầu cá lại là bộ phận dễ tích tụ nhiều kim loại nặng.
Theo nghiên cứu thực hiện bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thành phố Nam Kinh, Trung Quốc: Kết quả cho thấy hàm lượng thủy ngân trong 200g thịt cá, trứng cá, da cá, óc cá chép là rất thấp. Tuy nhiên, khi số lượng này tăng lên là 400g thì hàm lượng thủy ngân lúc này trong da cá đã tăng lên 5 lần, còn trong não cá tăng 20 lần trở lên.
Các bộ phận trên mình cá có hàm lượng thủy ngân cao được xếp theo thứ tự sau: Đầu cá, da cá, thịt cá, trứng cá.
Ăn nhiều đầu cá chứa thủy ngân có thể gây ngộ độc, nguy hiểm cho trẻ em và phụ nữ có thai. Đặc biệt, trẻ nhỏ nếu tích lũy nhiều kim loại nặng có nguy cơ mắc bệnh tim, giảm IQ, nguy cơ bệnh suy gan và thận...
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh (nguyên Trưởng khoa Vi chất, Viện dinh dưỡng Quốc gia), ruột cá là bộ phận bẩn nhất của con cá, loài vật này sinh sống dưới nước, vì thế chúng rất dễ nhiễm độc tố, vi sinh vật hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Ăn quá nhiều ruột cá nhiễm ký sinh trùng có thể gây hại cho gan.
Ruột cá là thực phẩm không ít người yêu thích. Vì vậy, nếu bạn muốn ăn thì nhớ chế biến cẩn thận. Rửa sạch bằng muối để hạn chế nguy cơ nhiễm ký sinh trùng
- Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến khích nên ăn cá 2 lần/tuần để tốt cho tim mạch.
- Không nên ăn cá sống vì tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt dễ gây ngộ độc và nhiễm khuẩn như nhiễm độc thủy ngân, nhiễm sán dây, nhiễm khuẩn Salmonella...
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến khích nên ăn cá 2 lần/tuần để tốt cho tim mạch
- Các loại cá bổ dưỡng nhất nên bổ sung trong thực đơn mỗi ngày bao gồm: cá hồi, cá thu, cá trích, cá nục, cá mòi...
- Hạn chế nướng cá, phương pháp chế biến cá an toàn và đảm bảo dinh dưỡng nhất đó là hấp cá.