Đừng ăn nhiều bộ phận này của cá nếu bạn không muốn chúng “tàn phá lá gan”

Thùy Dung (t/h), Theo doisongphapluat.com.vn 15:58 06/01/2025
Chia sẻ

Tuy thịt cá tươi ngon, người ăn vẫn cần cẩn trọng. Cá chứa hai bộ phận độc hại, tốt nhất là nên loại bỏ và tránh ăn phải.

Cá chứa nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe như chất đạm, omega-3, vitamin, khoáng chất. Đây là món ăn tốt cho người bị bệnh mãn tính như tim mạch, đái tháo đường, người suy giảm miễn dịch, trẻ nhỏ. So với đạm từ các loại thịt, đạm từ cá dễ hấp thu, tốt cho hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, chất béo trong cá cũng là nguồn dinh dưỡng quý vì đây là chất béo không no, tốt cho sức khỏe, giúp bạn tăng cholesterol HLD tốt cho mạch máu, thu gom cholesterol xấu (LDL). Cá còn chứa các axit amin, phosphatid, serebrorid, sterid... tham gia vào quá trình chuyển hóa tế bào, màng tế bào.

Những bộ phận nào của cá không nên ăn?

Đầu cá

Đừng ăn nhiều bộ phận này của cá nếu bạn không muốn chúng “tàn phá lá gan”- Ảnh 1.

Việc ăn đầu cá trong điều kiện bình thường thường an toàn, do cá đào thải độc tố qua mang, gan, thận và các cơ quan này thường bị loại bỏ trước khi chế biến. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đã làm thay đổi điều này.

Ô nhiễm nguồn nước và chuỗi thức ăn khiến cá tích tụ nhiều chất độc hại hơn, bao gồm thuốc trừ sâu, vi sinh vật gây bệnh và đặc biệt là các kim loại nặng như thủy ngân, cadmium, crom, chì và asen. Những chất này rất khó bị đào thải và có xu hướng tích tụ trong cơ thể cá.

Đầu cá, do chứa nhiều mạch máu, chất béo và dầu cá, là nơi tập trung nhiều chất độc hại hơn so với các phần khác. Mặc dù nồng độ các kim loại nặng trong nước có thể không cao, nhưng chúng lại được tích lũy sinh học (bioaccumulation) qua chuỗi thức ăn, khiến nồng độ trong cá tăng lên gấp hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần so với trong nước.

Việc ăn cá bị nhiễm độc cũng đồng nghĩa với việc con người hấp thụ các kim loại nặng này. Lâu dần, chúng sẽ tích tụ trong cơ thể và gây ngộ độc.

Mang cá

Đây được xem là bộ phận bẩn nhất của cá. Mang giống với phổi của động vật, là cơ quan hô hấp và chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Đặc biệt, đối với các loại cá sống ở các vùng nước ô nhiễm kim loại nặng thủy ngân, mang cũng trở thành nơi lưu trữ những độc tố này. Việc ăn phải mang cá chứa độc tố có thể khiến chất độc tích tụ vào cơ thể, lâu dần gây bệnh tật.

Ruột cá

Đừng ăn nhiều bộ phận này của cá nếu bạn không muốn chúng “tàn phá lá gan”- Ảnh 2.

Ruột cá có thể chứa vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Ảnh minh họa

Đây là cơ quan tiêu hóa, chứa các chất cặn bã. Ruột cá có thể chứa vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Nếu cá bị ươn, ruột nhanh chóng phân hủy gây nhiễm độc cho thịt cá. Khi chế biến, bạn nên bỏ ruột, gan. Một số loại cá lớn như cá lăng, cá giò người ta giữ lại ruột cá. Tuy nhiên, bạn nên làm thật sạch cặn bã bám ở lòng cá và tuyệt đối chế biến chín kỹ, ăn lòng khi cá còn tươi.

Mật cá

Cơ quan này không chỉ gây ra vị đắng mà còn có thể có độc. Cá càng to mật càng độc. Nhiều người quan niệm nuốt mật cá tốt cho sức khỏe nhưng đây là quan niệm sai lầm. Mật cá chứa 5α Cyprinol dẫn tới ngộ độc, suy thận, thậm chí tử vong.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày