Đổ mồ hôi vào ban đêm có đáng lo ngại?

CTV Ngọc Diệp, Theo VOV 12:02 07/10/2018
Chia sẻ

“Mồ hôi đêm” là sự vã mồ hôi vào lúc nửa đêm thường sẽ khiến bạn tỉnh giấc. Đây là hiện tượng thường liên quan đến vấn đề sức khỏe.

Đổ mồ hôi vào ban đêm có đáng lo ngại? - Ảnh 1.

Tuyến giáp hoạt động quá mức: Đồ mồ hôi nhiều và nhạy cảm với nhiệt là những triệu chứng phổ biến của bệnh cường giáp. Tuyến giáp kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể, vì vậy khi tuyến giáp sản sinh quá nhiều hormone khiến mạch đập nhanh, cơ thể mệt mỏi.

Đổ mồ hôi vào ban đêm có đáng lo ngại? - Ảnh 2.

Đường huyết thấp: Dù lượng glucose trong máu của bạn có vẻ ổn khi bạn bắt đầu giấc ngủ, hàm lượng này sẽ giảm xuống trong giấc ngủ của bạn khiến bạn bị đổ mồ hôi.

Đổ mồ hôi vào ban đêm có đáng lo ngại? - Ảnh 3.

Chứng ngưng thở khi ngủ: Khi gặp tình trạng này, bạn sẽ ngưng thở trong những khoảng thời gian ngắn liên tục trong đêm. Vì cơ thể không nhận được oxy, nó sẽ chuyển sang trạng thái “chống lại hay bỏ chạy” gây ra đổ mồ hôi.

Đổ mồ hôi vào ban đêm có đáng lo ngại? - Ảnh 4.

Trào ngược axit: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản chưa được nghiên cứu như một nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi đêm. Tuy nhiên điều trị trào ngược dạ dày thực quản thường sẽ làm giảm tình trạng đổ mồ hôi đêm. Tránh ăn những thực phẩm kích ứng như thức ăn giàu chất béo, đồ chiên rán hoặc cà chua.

Đổ mồ hôi vào ban đêm có đáng lo ngại? - Ảnh 5.

Ung thư hạch: Nhiều loại ung thư có thể gây đổ mồ hôi đêm nhưng phổ biến nhất là ung thư hạch. Khoảng 25% số người mắc ung thư hạch Hodgkin bị đổ mồ hôi đêm và sốt nhẹ.

Đổ mồ hôi vào ban đêm có đáng lo ngại? - Ảnh 6.

Thuốc và phương pháp điều trị: Nhiều loại thuốc có thể gây ra đổ mồ hôi đêm, bao gồm các loại thuốc giảm sốt có sẵn như acetaminophen và các thuốc kháng viêm không chứa steroid như aspirin và ibuprofen. Các loại thuốc chống trầm cảm, phương pháp trị liệu thay thế hormone cũng là những thủ phạm kích thích tuyến mồ hôi.

Đổ mồ hôi vào ban đêm có đáng lo ngại? - Ảnh 7.

Bệnh lao phổi: Khoảng một nửa số bệnh nhân lao gặp phải tình trạng đổ mồ hôi đêm. Vi khuẩn thường phát triển trong phổi của bạn. Bạn có thể sẽ bị ho nặng và đau đớn, kèm theo đó là máu và đờm.

Đổ mồ hôi vào ban đêm có đáng lo ngại? - Ảnh 8.

Lo âu: Stress, lo lắng và sợ hãi có thể khiến bạn đổ mồ hôi vào ban ngày  nên chẳng có gì ngạc nhiên khi những lo âu cũng có hiệu ứng tương tự đối với cơ thể vào ban đêm. Ác mộng và những ám ảnh giấc ngủ thường ít xuất hiện ở người lớn hơn ở trẻ em, nhưng chúng có thể khiến bất cứ ai đẫm mồ hôi và tim đập nhanh.

Đổ mồ hôi vào ban đêm có đáng lo ngại? - Ảnh 9.

HIV: Những người bị nhiễm HIV với những triệu chứng như sút cân hay tiêu chảy cũng có thể bị đồ mồ hôi đêm khoảng một lần một tuần. Những căn bệnh nhiễm trùng cơ hội liên quan đến AIDS như mycobacterium avium (MAC, MAI) hay cytomegalovirus cũng có thể là nguyên nhân gây đổ mồ hôi đêm.

Đổ mồ hôi vào ban đêm có đáng lo ngại? - Ảnh 10.

Nhiễm trùng: Một lần nhiễm khuẩn gần đây có thể gây ra đổ mồ hôi đêm, thường đi kèm với một cơn sốt. Khi bạn nhiễm brucellosis từ sữa nguyên chất hoặc phô-mai chưa được khử trùng, hoặc bạn xử lí động vật hoặc sản phẩm từ động vật. Những bệnh nhiễm khuẩn thường thấy là viêm màng tim trong, viêm tủy (xương), hoặc một túi mủ trong gan gọi là áp-xe gan.

Đổ mồ hôi vào ban đêm có đáng lo ngại? - Ảnh 11.

U tủy thượng thận: Khối u hiếm gặp, phát triển trong tuyến thượng thận thường không gây ung thư nhưng nó có thể khiến cơ thể sản sinh quá nhiều hormone, dẫn đến huyết áp tăng và gây ra đổ mồ hôi đêm, đau đầu và mạch đập nhanh. Hầu hết các bệnh nhân u tủy thượng thận nằm trong độ tuổi từ 20 -50.

Theo WebMD

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày