Ai cũng biết rằng, kali là loại khoáng chất quan trọng để giúp cơ bắp săn chắc, khoẻ mạnh hơn. Thế nhưng, nếu cơ thể bạn đang thiếu kali thì sẽ có hiện tượng chuột rút xuất hiện thường xuyên đi kèm với tình trạng đau cơ, thậm chí là yếu cơ.
Việc cơ thể thiếu hụt kali cũng có thể dẫn đến nguy cơ làm chậm nhịp tim. Mặc dù, đây không phải tình trạng phổ biến mà còn do nhiều yếu tố khác gây ra. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên thấy có hiện tượng chóng mặt, thiếu tỉnh táo thì nên đi khám xem mình đang bị thiếu hụt kali ở mức nào.
Kali có thể giúp thư giãn các mạch máu nên nếu thiếu đi loại khoáng chất này thì thành mạch máu sẽ bị co giãn và đồng nghĩa với việc huyết áp cũng tăng cao.
Các tế bào trong cơ thể đều cần đủ lượng kali để hoạt động trơn tru, nếu cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức thì điều này cảnh báo bạn đang không cung cấp đủ kali. Ngoài ra, bạn vẫn ngủ đủ giấc đều đặn hàng ngày mà lại thường xuyên rơi vào trạng thái kiệt sức khi làm việc hay tập luyện thì nguyên nhân chủ yếu là do việc thiếu hụt kali.
Do mức kali quá thấp nên cũng có thể làm ảnh hưởng xấu đến các chức năng khác trong cơ thể và hệ thống tiêu hoá của bạn cũng không phải là ngoại lệ. Chính điều này cũng là nguyên nhân gây ra chứng táo bón, đầy hơi, chướng bụng...
Việc tiêu thụ nhiều đồ hộp và thực phẩm chế biến sẵn cũng có thể làm cho mức kali trong cơ thể bị hụt đi. Bởi lẽ, những loại thực phẩm này thường chứa nhiều natri nên có thể gây ra hiện tượng phù toàn thân do muối giữ nước. Do đó, bạn hãy cắt giảm bớt lượng thức ăn mặn để giúp cơ thể giữ được nhiều kali mà bạn đang cố gắng nạp vào.
Qua đó, để giảm bớt sự thiếu hụt kali nghiêm trọng trong cơ thể, bạn cần cố gắng chăm ăn nhiều loại thực phẩm giàu kali như củ cải, chuối, khoai lang, đậu, bơ, rau bina, cá hồi... Nhờ vậy có thể cải thiện các tình trạng xấu gây ảnh hưởng đến sức khoẻ do việc thiếu hụt kali gây ra.
Nguồn: Prevention