Dân văn phòng - "hố đen" của "vũ trụ bệnh"
Ai cũng ít nhất 1 lần trong đời bị bệnh trĩ
Ông bà ta thường nói "thập nhân cửu trĩ", tức là cứ 10 người dân Việt Nam thì có đến 9 người bị bệnh trĩ. Dù chưa có thống kê nào với đủ lớn để xác thực nhận định trên, nhưng các vị thầy thuốc nổi tiếng đều xác nhận rằng: tỷ lệ người mắc trĩ ở Việt Nam rất lớn, nhất là người ít vận động, ăn ít chất xơ, uống ít nước, ít tập thể dục, uống bia rượu, ăn đồ ăn nhanh.
Dân văn phòng thường gọi đồ ăn nhanh vào ngày nắng nóng
Vào những ngày nắng nóng, thói quen ăn uống và vận động của nhiều người thay đổi. Thay vì tự chuẩn bị bữa trưa hoặc ra ngoài ăn uống, dân văn phòng sẽ gọi đồ ăn nhanh qua các ứng dụng giao hàng.
Theo công bố của Q&Me, 83% người trong độ tuổi 18-40 ở các thành phố lớn, được hỏi có sử dụng dịch vụ giao hàng ăn uống. Con số này đã tăng 21% so với năm 2020. Tần suất đặt hàng cũng tăng từ 80% lên 85% sau một năm. Đây chính là lý do khiến tỉ lệ dân văn phòng bị bệnh trĩ ngày tăng cao, nhất là vào mùa hè.
4 cấp độ của trĩ nội, nên cảnh giác với những biểu hiện đầu tiên
Bệnh trĩ là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng và phồng lên do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc bị chèn ép. Bệnh trĩ có thể do một số nguyên nhân tuy nhiên phần lớn lại chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh trĩ thường được chia thành 2 loại:
● Trĩ nội: búi trĩ ở bên trong hậu môn - thường gặp ở dân văn phòng.
● Trĩ ngoại: búi trĩ nằm dưới lớp da xung quanh hậu môn - thường gặp ở phụ nữ sau sinh.
Dựa vào sự tiến triển của búi trĩ, y khoa phân bệnh trĩ thành 4 cấp độ, cụ thể như sau:
Cấp độ bệnh trĩ càng lớn thì bệnh càng nặng, càng mất tiền bạc và thời gian chữa trị
● Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
● Trĩ độ 2: Lúc bình thường búi trĩ nằm trong ống hậu môn. Khi đi cầu thì búi trĩ thập thò bên ngoài hoặc lòi ít ra ngoài. Đi cầu xong thì búi trĩ tự thụt vào trong.
● Trĩ độ 3: Búi trĩ dễ lòi ra ngoài, nhất là khi đi cầu, đi lại nhiều, ngồi xổm hoặc làm việc nặng. Phải nằm nghỉ hoặc dùng tay ấn thì búi trĩ mới tụt vào trong.
● Trĩ độ 4: Búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
¾ người bị bệnh trĩ chia sẻ rằng họ có nhận thấy các biểu hiệu như ngứa, khó chịu, chảy máu, đau nhẹ đi cầu nhưng thường làm "lơ".
Tottri chống chảy máu, nhanh chóng xoa dịu cảm giác đau rát
Chuyên gia về phẫu thuật tiêu hoá ở Việt Nam khuyên dân văn phòng nên đi khám chuyên khoa và soi hậu môn trực tràng khi thấy các biểu hiện như chảy máu, ngứa, rát ở hậu môn để đánh giá đúng trình trạng của bệnh. Với bệnh trĩ độ 1, người bệnh có thể dùng thuốc uống hoặc bôi tại chỗ ở nhà.
Động lực dược nhanh và mạnh của Tottri đã được kiểm chứng bởi chuyên khoa đầu ngành
Tottri là sản phẩm điều trị bệnh trĩ của Traphaco. Đây là một sản phẩm được chuyển giao từ bài thuốc "Bổ trung ích khí gia giảm" nổi tiếng của gia đình PGS Mai Tất Tố (trường Đại học Dược Hà Nội) với các thành phần hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên.
Động lực dược nhanh và mạnh của Tottri đã được chứng minh trong đề tài nghiên cứu dược lý trên thực nghiệm của PGS. TS Nguyễn Thuỳ Dương - Trường Đại học Dược Hà Nội cùng nhóm nghiên cứu. Nghiên cứu đánh giá này được thực hiện trong 28 ngày, có đối chứng các kết quả rất tốt về tác dụng chống chảy máu, giảm đau và co búi trĩ tương đương các thuốc tân dược.
Tottri điều trị tận gốc và ngăn ngừa trĩ tái phát hiệu quả cả với trĩ nội độ 1,2,3 và trĩ ngoại. Chỉ sau 1- 3 ngày sử dụng Tottri, những triệu chứng đau rát, chảy máu, sa búi trĩ thuyên giảm rõ rệt. Người bệnh nên điều trị thêm một đợt khoảng 3 tháng để ngăn ngừa trĩ tái phát.
Tottri uống hiện có 2 dạng, là dạng viên nang cứng (TP. BVSK) và viên hoàn cứng (thuốc). Dạng Gel bôi ngoài dự kiến ra mắt thị trường trong thời gian tới.
Thuốc Tottri: đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
TPBVSK Tottri: sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sản phẩm của Công ty Cổ phần Traphaco
Địa chỉ: 75 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam | Địa chỉ giao dịch: Ngõ 15, Đường Ngọc Hồi - P.Hoàng Liệt - Q.Hoàng Mai - Hà Nội