Đũa là một trong những dụng cụ ăn uống quan trọng nhất trong các bữa ăn hàng ngày đối với người Châu Á. Chính vì nó được sử dụng quá thường xuyên như vậy nên đó cũng có thể trở thành con đường để các loại bệnh tật xâm nhập vào cơ thể nếu chúng ta không có sự quan tâm hợp lý.
Sau khi rửa đũa, nhiều người có thói quen để đũa vào ống đũa một cách ngẫu nhiên, "chiếc chổng lên, chiếc chúc xuống". Tuy nhiên, điều này thực chất lại là một thói quen không hề lành mạnh.
Trong khi đó, đũa gồ là loại đũa được sử dụng rất phổ biến ở mọi gia đình. Mọi người thường quan niệm rằng nếu đũa không bị gãy hay mốc thì có thể sử dụng nó cả đời. Và tất nhiên điều này cũng hoàn toàn sai.
Thông thường đũa được sử dụng có thể làm sạch bằng cách làm sạch vi khuẩn và thức ăn còn bám lại trên nó. Sau khi rửa xong, đũa nên được đặt ống đũa như một nơi vừa cất trữ đũa nhưng cũng có tác dụng giữ cho đũa khô, ráo nước.
Tuy nhiên, nhiều ống đũa rất bẩn, có rất nhiều vi khuẩn, nấm mốc và các bụi bẩn bếp bên trong đó. Nước còn đọng lại ở trên đũa trộn lẫn với các chất bẩn này sẽ làm cho ống đũa càng sản sinh nhiều vi khuẩn hơn. Lúc này, nếu bạn đặt đầu đũa mới rửa chúc xuống, đũa sẽ tiếp xúc trực tiếp với lượng lớn vi khuẩn này.
Sau khi đũa bị nhiễm bẩn sẽ có nấm mốc kèm theo đó là chất Aspergillus flavus, một trong những chất gây ung thư hàng đầu hiện nay. Nếu thường sử dụng đũa như vậy, nó sẽ gây hại cho cơ thể, đặc biệt là dạ dày, gan và thận.
Đũa sau khi rửa nên khử trùng, làm khô và đặt đầu đũa hướng lên trong ống đũa là tốt nhất.
Ngược lại, khi đũa mới rửa được đặt hướng lên trên trong ống đũa, nó có thể tránh bị nhiễm bẩn. Dù vậy, bạn cũng nên nhắc nhở mọi người thường xuyên vệ sinh ống đũa để loại bỏ bụi và vi khuẩn và giúp đũa sạch hơn.
Nếu điều kiện cho phép, tốt nhất là bạn nên khử trùng và làm khô đũa trước khi đặt chúng vào ống đũa. Việc này có thể giúp bạn loại bỏ vi khuẩn E. coli và nấm mốc bên trong.
Ngoài vấn đề đặt đũa trong ống sao cho lành mạnh, tuổi thọ của đũa cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe mà chúng ta cũng cần phải chú ý.
Đũa không thể được sử dụng vĩnh viễn, chúng cũng có tuổi thọ nhất định, điều mà trước nay nhiều gia đình vẫn hiểu sai.
Đũa gỗ là loại phổ biến nhất, dễ sử dụng và bền. Tuy nhiên, trên thực tế, tuổi thọ của loại đũa này lại là ngắn nhất. Có nhiều người sử dụng một đôi đũa gỗ trong nhiều năm bởi thấy nó không hề bị gẫy, mũn hay mốc, nhưng đó là thói quen này không tốt.
Đũa gỗ được sử dụng mỗi ngày có tuổi thọ khoảng 3 tháng đến nửa năm, tức tuổi thọ dài nhất của nó không thể vượt quá 6 tháng. Đặc biệt, một số đũa đã bị hỏng, mốc thì tuyệt đối không thể sử dụng được nữa vì nó rất có hại cho sức khỏe.
Đũa inox không có khả năng cách nhiệt và rất dễ bị nóng khi ăn.
Đũa gỗ dễ bị nấm mốc nên có những người sẽ dùng đũa inox để thay thế. Tuy nhiên, những chiếc đũa này không có khả năng cách nhiệt và rất dễ bị nóng khi ăn, vì vậy hãy cẩn thận khi dùng nó. Ngoài ra còn có một số đũa bằng thép không gỉ rỗng, hãy chú ý khi sử dụng bởi nó có thể bị biến dạng, có những góc sắc nhọn làm xước khóe miệng. Khi mua đũa inox, chúng ta phải nhớ chọn đũa chất lượng cao, thép không gỉ sẽ an toàn hơn.
Đũa inox chất lượng cao có thể được sử dụng trong một thời gian dài. Miễn là đũa không tệ, chúng có thể được sử dụng mọi lúc. Nếu đũa thép không gỉ rỗng bị biến dạng, chúng không còn có thể được sử dụng và cần phải được thay thế.
Nguồn: Healthline, Eat This, QQ