Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập

Hằng Nga, Theo Trí Thức Trẻ 13:21 26/07/2018
Chia sẻ

Cách đây hai thập kỷ bộ phim đình đám của đạo diễn Steven Spielberg Saving Private Ryan (Giải cứu binh nhì Ryan) lần đầu tiên ra mắt công chúng. Câu chuyện về hành trình giải cứu đầy dữ dội và hùng tráng đã trở thành bệ phóng tên tuổi của nhiều ngôi sao hàng đầu Hollywood.

Sau khi ra mắt vào 20 năm trước (24/7/1998), tác phẩm Saving Private Ryan (Giải Cứu Binh Nhì Ryan) đã thắng lớn trên cả hai phương diện nghệ thuật và thương mại, với doanh thu hơn 480 triệu USD trên toàn thế giới và được đề cử 11 giải Oscar. Tờ Hollywood Reporter khi đó nhận định: "Đây là một tác phẩm đỉnh cao của Spielberg". Trong khi Spielberg lần thứ hai giành được tượng vàng Oscar với danh hiệu Đạo diễn xuất sắc nhất (lần thứ nhất là khi ông đạo diễn phim Schindler's List – Bản danh sách của Schindler năm 1994), thì bộ phim đã tuột mất giải Phim xuất sắc nhất vào tay Shakespeare in Love - (Shakespeare đang yêu).

Chiến thắng này đã tạo ra cuộc cạnh tranh gay gắt giữa DreamWorks và Miramax của Weinstein, hãng phân phối bộ phim Shakespeare in Love, vào những năm sau đó. Dream Works cho rằng Harvey Weinstein đã sử dụng tiền bạc và ảnh hưởng của mình để vận động cho Shakespeare in Love.

Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập - Ảnh 1.
Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập - Ảnh 2.

Saving Private Ryan được biết đến là một bộ phim mô tả cảnh chiến tranh dữ dội, đặc biệt là cuộc đổ bộ Normandy (D-Day) tại bãi biển Omaha vào ngày 6/6/1944. Trường đoạn dài hơn 20 phút được thực hiện bằng máy quay phim cầm tay đã nhận được cơn mưa lời khen từ các nhà phê bình và những cựu chiến binh. Tờ Hollywood Reporter gọi đó là trường đoạn "không thể nào quên""một phép bắp têm bằng lửa địa ngục" ("bắp têm" tức là Lễ rửa tội trong Kitô giáo). Nhà phê bình Roger Ebert chia sẻ rằng nó không giống như bất kỳ cảnh chiến tranh nào mà ông từng thấy. Những cảnh quay bạo lực vô cùng chân thực đã gây ra phản ứng tâm lý ở một số cựu chiến binh, dẫn đến việc Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ phải thiết lập một đường dây nóng đặc biệt cho những người bị ảnh hưởng bởi bộ phim.

Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập - Ảnh 3.

Dàn diễn viên của Saving Private Ryan đã tiếp tục gặt hái được những thành công lớn trong sự nghiệp diễn xuất. Dưới đây là những gì họ đã làm được kể từ sau thành công của bộ phim.

1. Tom Hanks (vai Đại úy Miller)

Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập - Ảnh 4.

Tom Hanks đã từng giành 2 giải Oscar cho các vai diễn trong Philadelphia (1994) và Forrest Gump (1995). Ông cũng là cái tên góp mặt trong những bom tấn phòng vé như Sleepless in Seattle (Không ngủ ở Seattle, 1993), Apollo 13 (1995) và tham gia lồng tiếng trong Toy Story (Câu chuyện đồ chơi, 1995). Ông cũng đã ra mắt với tư cách biên kịch kiêm đạo diễn với bộ phim That Thing You Do! (Điều em làm, 1996).

Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập - Ảnh 5.

Saving Private Ryan đã nối dài thêm danh sách những bom tấn phòng vé của ông, trong đó bao gồm cả You've Got Mail (Bạn có thư, 1998), The Green Mile (Dặm Xanh, 1999), Cast Away (Một mình trên hoang đảo, 2000), Toy Story 2 (Câu chuyện đồ chơi 2, 1999) và Toy Story 3 (Câu chuyện đồ chơi 3, 2010), The Da Vinci Code (Mật mã Da Vinci, 2006) và nhiều bộ phim khác nữa. Tom Hanks cũng nhận được một đề cử của Oscar cho giải Nam diễn viên xuất sắc nhất trong bộ phim Saving Private Ryan.

Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập - Ảnh 6.

Bộ phim là khởi đầu cho một loạt dự án hợp tác giữa Tom Hanks và đạo diễn Steven Spielberg.

Cho đến nay, Spielberg đã đạo diễn đến 5 bộ phim có Hanks tham gia. Kể từ sau After Saving Private Ryan đến Catch Me if You Can (Hãy bắt tôi nếu có thể, 2002), The Terminal (2004), Bridge of Spies (Người đàm phán, 2015) và The Post (Bí mật Lầu Năm Góc, 2017). Cả hai cũng hợp tác với vai trò nhà sản xuất trên các miniseries HBO Band of Brothers và The Pacific, cả hai đều được thiết lập trong Thế chiến thứ 2.

Các bộ phim của Hanks đã thu về hơn 9 tỷ USD trên toàn thế giới, và ông là diễn viên có doanh thu cao thứ 4 mọi thời đại (không điều chỉnh lạm phát) ở Bắc Mỹ. Ông cũng là một nhà sản xuất "mát tay" với các bộ phim My Big Fat Greek Wedding (Đám cưới tại Hy Lạp, 2002), Mamma Mia! (Giai điệu hạnh phúc, 2008) và loạt phim HBO Big Love (2006 – 2011) và John Adams (2008). Ông phát hành cuốn sách đầu tiên của mình, Uncommon Type: Some Stories, vào tháng 10/2017.

Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập - Ảnh 7.

Hanks cũng đã hỗ trợ thiết lập và giữ vai trò chủ tịch của chiến dịch Hidden Heroes giúp nâng cao nhận thức và cung cấp tài nguyên cho những người chăm sóc quân sự.

2. Matt Damon (vai binh nhì James Ryan)

Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập - Ảnh 8.

Anh chàng tốn kém nhất màn ảnh đây rồi, suốt ngày để người ta phải giải cứu

Trước khi tham gia Saving Private Ryan, Matt Damon đã có một số thành công nhất định. Anh đã giành một giải Oscar hạng mục Kịch bản xuất sắc nhất, cùng với Ben Affleck trong tác phẩm Good Will Hunting (Chàng Will tốt bụng, 1997). Với vai binh nhì Ryan, anh hầu như không xuất hiện cho đến tận cuối phim. Trong quá trình tiền sản xuất, Spielberg đã gửi một số diễn viên tham gia chương trình đào tạo để học cách diễn tả một người lính thật sự. Damon đã tự ý bỏ đi khiến các diễn viên khác nổi giận. Họ xuất hiện trên phim với sự thù địch với Ryan vì những đau khổ và mất mát họ đã phải chịu đựng để tìm ra anh ta.

Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập - Ảnh 9.

Damon ra mắt lần đầu tiên vào năm 1988 với Mystic Pizza và xuất hiện liên tục trong suốt thập niên 90. Anh đã có bước đột phá với tư cách là đồng tác giả và vai diễn trong Good Will Hunting (1996). Điều này đã giúp Damon giành được giải Oscar cho Nam diễn viên xuất sắc nhất. Sau Saving Private Ryan, Damon đã xuất hiện trong nhiều dự án thành công như The Talented Mr. Ripley (Quý ông đa tài, 1999), Ocean's Eleven (Mười một tên cướp thế kỷ, 2001), The Departed (Điệp vụ Boston, 2006), True Grit (Báo thù, 2010) và là nhân vật chính trong loạt phim The Bourne.

Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập - Ảnh 10.

Matt Damon gặt hái được thành công với The Martian nơi anh cũng đóng vai một người cần... giải cứu.

Anh đã nhận được một đề cử Oscar cho Nam diễn viên chính xuất sắc nhất trong The Martian (Người về từ Sao Hỏa, 2015) cũng như một đề cử Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất cho Invictus (Bất khuất, 2010). Tuy anh cũng gặp phải thất bại trong những bộ phim như Legend of Bagger Vance (Huyền thoại Bagger Vance, 2000) và Green Zone (Bão táp sa mạc, 2010) song anh vẫn là một trong những ngôi sao giàu có và thành công nhất Hollywood, khi các bộ phim của anh đã thu về hơn 3 tỷ USD trong nước.

Cũng như Tom Hanks, Damon khá thành công với vai trò nhà sản xuất, đã góp phần đưa Manchester by the Sea lên màn ảnh vào năm 2016. Sau đó anh cũng xuất hiện với vai trò khách mời trong những bộ phim như Thor: Ragnarok và Deadpool 2.

3. Vin Diesel (vai binh nhì Caparzo)

Diesel được biết đến là một trong những diễn viên có thu nhập cao nhất từ trước đến nay. Trong Saving Private Ryan, Diesel có vai trò ngắn ngủi và đầy bi thảm với vai diễn binh nhì Caparzo, nhân vật đã bị bắn chết giữa cuộc giao chiến trong mưa, khi vẫn giữ một bức thư gửi cho cha mình.

Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập - Ảnh 11.

Mặc dù tham gia diễn xuất từ năm 7 tuổi, song Diesel đã có một thời gian vật lộn tìm việc ở Hollywood trước khi có cơ hội tham gia Saving Private Ryan. Ông đã thể hiện kinh nghiệm của mình trong phim ngắn Multi-Facial, nội dung về một diễn viên đa sắc tộc, gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm. Diesel đã viết kịch bản, tự sản xuất, đạo diễn và quay phim. Bộ phim ngắn, cùng với một phim ngắn khác là Strays (cũng do Diesel tự viết kịch bản và đạo diễn), ra mắt năm 1997 đã nhận được sự chú ý của Spielberg, khiến Diesel có cơ hội thử vai trong Saving Private Ryan.

Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập - Ảnh 12.

Vin Diesel kiếm bộn tiền từ thành công phòng vé của loạt Fast and Furious

Nam diễn viên có bước đột phá vài năm sau đó với các vai diễn trong Riddick (Riddick : Thống lĩnh bóng tối, 2010), Pitch Black (Quái vật trên hành tinh lạ, 2000) và những bom tấn phòng vé như Fast and Furious (Quá nhanh quá nguy hiểm, 2001) và xXx (2002). Những bộ phim này đã khẳng định tên tuổi của Diesel.

4. Giovanni Ribisi (vai Medic Wade)

Ribisi xuất hiện với vai trò khách mời trên TV trong suốt những thập niên 80 và đầu thập niên 90. Anh thường xuyên góp mặt trong những chương trình The Wonder Years và My Two Dads. Anh xuất hiện trên màn ảnh rộng lần đầu với bộ phim kinh dị Mind Ripper (1995) và đóng vai chính trong bộ phim đầu tay của đạo diễn Tom Hanks That Thing You Do (Điều em làm, 1996).

Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập - Ảnh 13.

Sau vai diễn trong Saving Private Ryan, Ribisi tiếp tục xuất hiện trong một loạt các bộ phim và chương trình truyền hình, từ những bộ phim chính kịch như Lost In Translation (Lạc lối ở Tokyo, 2003) đến sử thi như Cold Mountain (Núi lạnh, 2003), Avatar (2009) và các bộ phim hài như Ted (2012), My Name Is Earl (2005 - 2009) đã giúp anh nhận được một đề cử giải Emmy cho diễn viên khách mời xuất sắc nhất. Từ năm 2015, anh đóng vai chính trong series Sneaky Pete, do Bryan Cranston đồng sáng lập.

5. Jeremy Davies (vai Corporal Upham)

Bước đột phá của Davies là vào năm 1994 khi anh đóng vai chính trong bộ phim hài đen của David O. Russell là Spanking the Monkey, sau khi xuất hiện trong các tập phim của General Hospital, The Wonder Years và Melrose Place. Bộ phim đã thắng Giải thưởng Khán giả tại Liên hoan phim Sundance và Davies đã nhận được một đề cử về diễn xuất. Anh cũng xuất hiện trong Twister (Lốc xoáy, 1996), bên cạnh vợ của Spielberg, Kate Capshaw và trong The Locusts (1997).

Trong Saving Private Ryan, Davies thủ vai Corporal Upham, một thông dịch viên thiếu kinh nghiệm đã liên tục nhầm lẫn, dẫn đến quyết định sai lầm của Đại úy Miller là thả một tên lính Đức bị bắt.

Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập - Ảnh 14.

Davies còn xuất hiện trong một vài bộ phim khác như Secretary (Nữ thư ký, 2002) và ba bộ phim của Lars von Trier, trong đó có The House That Jack Built sắp ra mắt. Trên truyền hình, Davies tham gia chơi Daniel Faraday trên Lost và Dickie Bennett trên Justified. Sau này, anh giành được đề cử giải Emmy cho diễn viên khách xuất sắc năm 2011 và giành giải thưởng năm 2012. Anh cũng đóng vai phản diện trong mùa phim cuối cùng của loạt phim Sleepy Hollow năm 2017. Gần đây, Davies xuất hiện trong một tập phim thuộc series truyền hình Twin Peaks.

6. Adam Goldberg (vai binh nhì Mellish)

Goldberg xuất hiện lần đầu trên Designing Women vào năm 1990 trước khi chuyển sang đóng phim với Mr. Saturday Night (1992) của đạo diễn Billy Crystal. Ông cũng xuất hiện với chị gái của Ribisi, Marissa trong Dazed and Confused (1993) và trong 3 tập phim Friends (1996) vai Eddie, anh bạn cùng phòng điên rồ của Chandler. Trong Saving Private Ryan, ông đóng vai binh nhì Mellish.

Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập - Ảnh 15.

Goldberg tiếp tục sự nghiệp của mình với phần lớn là các vai phụ, ông từng tham gia diễn xuất trong A Beautiful Mind (Một tâm hồn đẹp, 2001), How to Lose a Guy in 10 Days (Yêu em không quá 10 ngày, 2003), Zodiac (2007).

7. Tom Sizemore (vai Sergeant Horvath)

Sizemore xuất hiện từ những năm 1990 với những vai diễn trong Wyatt Earp (1994), Heat (1995) và Bringing Out the Dead (1999). Sau bộ phim After Saving Private Ryan, ông tham gia hai bộ phim Pearl Harbor và Black Hawk Down (cả hai đều ra mắt năm 2001) và nhận được một đề của Quả Cầu Vàng vào năm 2000 cho vai diễn của ông trong Witness Protection của HBO.

Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập - Ảnh 16.

Sizemore đã có nhiều vụ bê bối trong suốt sự nghiệp của mình và đã đấu tranh với những cơn nghiện ma túy từ thời thiếu nhiên. Ông còn bị một tòa án ở Los Angeles kết án tội lạm dụng thân thể và quấy rối cựu "Quý bà Hollywood" Heidi Fleiss, bạn gái cũ của ông.

Vào tháng 11/2017, THR thông báo rằng Sizemore đã bị loại khỏi một bộ phim vào năm 2003 vì bị cáo buộc quấy rối một nữ diễn viên 11 tuổi. Vào tháng 5 năm nay, nạn nhân (nay đã 26 tuổi) đã đệ đơn kiện Sizemore, đòi bồi thường thiệt hại 3 triệu USD. Sizemore sau đó đã bác bỏ cáo buộc.

8. Edward Burns (vai binh nhì Reiben)

Burns bắt đầu sự nghiệp của mình ở Hollywood với công việc đằng sau hậu trường, làm trợ lý sản xuất cho Entertainment Tonight. Trong thời gian rảnh rỗi của mình, ông đã viết kịch bản cho The Brothers McMullen, người đã trở thành đạo diễn đầu tay của ông. Burns đã viết, đạo diễn và diễn xuất trong hơn 10 bộ phim độc lập, cũng như bộ phim truyền hình Public Morals, phát sóng trên TNT vào năm 2015. Bộ phim mới nhất của ông Summertime, được chiếu tại Liên hoan phim Tribeca vào tháng 4.

Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập - Ảnh 17.

Saving Private Ryan là bộ phim đầu tiên mà Burns chỉ diễn xuất chứ không đạo diễn. Sau đó, ông đã xuất hiện trong một số bộ phim và chương trình truyền hình, như The Holiday (2006), 27 Dresses (2008), Man on a Ledge và Alex Cross (cả hai đều ra mắt năm 2012).

9. Barry Pepper (vai binh nhì Jackson)

Giống như một số bạn diễn của mình, Saving Private Ryan là một bước đột phá cho Pepper. Trước khi làm phim, ông làm việc chủ yếu trong truyền hình, xuất hiện trong miniseries Titanic vào năm 1996 và hai series riêng biệt Dove Lonesome (trong hai vai trò khác nhau).

Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập - Ảnh 18.

Pepper lại xuất hiện cùng với các diễn viên của Saving Private Ryan như Tom Hanks trong The Green Mile (1999), Vin Diesel trong Knockaround Guys (2001) và Matt Damon trong True Grit (2010). Ông cũng đã xuất hiện trong những bộ phim như 25th Hour (2002); Ripley Under Ground (2005), Flags of Fathers (2006), Scorch (2015) và The Death Cure (2018).

10. Nathan Fillion (vai Minnesota Ryan)

Dàn sao phim kinh điển “Giải cứu Binh nhì Ryan”: Người gặt hái thành tựu trọn đời, kẻ chìm trong bê bối nghiện ngập - Ảnh 19.

Fillion xuất hiện với thời lượng ngắn trong Saving Private Ryan với tư cách một phiên bản khác của James Ryan - không phải người mà Miller và nhóm binh sĩ đang tìm kiếm. Trước khi tham gia bộ phim, nam diễn viên xuất hiện trong vở opera One Life to Live với vai Joey Buchanan, đã được đề cử giải Daytime Emmy cho nam diễn viên trẻ xuất sắc năm 1996. Từ năm 1998, Fillion đã xuất hiện trong rất nhiều phim và chương trình truyền hình như ABC's Castle from 2009-2016. Ngoài ra ông cũng xuất hiện trên Desperate Housewives, Modern Family, Santa Clarita Diet và lồng tiếng cho các dự án hoạt hình của DC.

Saving Private Ryan (Giải Cứu Binh Nhì Ryan) lấy bối cảnh Thế Chiến Thứ Hai với nội dung kể về hành trình tìm kiếm binh nhì Ryan của một nhóm binh sĩ, dẫn đầu bởi đại úy Miller (Tom Hanks). Khi các quan chức quân đội phát hiện ra ba trong số bốn anh em của một gia đình đã bị giết, họ ra lệnh cho Miller dẫn quân đi tìm ra người cuối cùng để đưa anh ta trở về.

(Nguồn: The Hollywood Reporter)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày