Trên khắp các vùng quê Việt Nam, hình ảnh những chiếc lá dâu xanh mướt với đàn tằm béo tròn đã trở nên quen thuộc. Thế nhưng, không chỉ là nguồn nguyên liệu quý giá trong ngành dệt lụa với những sợi tơ mềm mại, tằm lá dâu còn nằm trong danh sách thực phẩm truyền thống, khi nhộng tằm được nhiều gia đình lựa chọn làm món ăn bổ dưỡng, phong phú về hương vị.
Nhưng ít ai biết rằng, còn một loại tằm khác, tằm sắn, từ lâu đã chiếm được cảm tình của những người sành ăn bởi độ độc đáo không thể lẫn vào đâu được. Khác biệt hoàn toàn với vẻ ngoài của nhộng tằm dâu vàng óng ả, những con tằm sắn khiến người ta "hốt hoảng" và "rợn người" khi nhìn thấy. Bởi chúng trông như những con sâu cỡ lớn, bò ngọ nguậy trên tay không khiến người yếu vía cảm thấy rùng mình. Tuy nhiên, đừng để vẻ ngoài bên ngoài lừa dối bạn, bởi đây là một món đặc sản kỳ lạ mà khi đã thử qua, ít ai có thể quên được hương vị đặc trưng của nó.
Tằm sắn không chỉ là một mảnh ghép trong bức tranh ẩm thực đa dạng, mà còn là kho tàng dinh dưỡng đầy bất ngờ. Các món chế biến từ tằm sắn không chỉ phong phú, sáng tạo mà còn chứa đựng nhiều giá trị sức khỏe, từ protein đến các loại vitamin và khoáng chất, phù hợp với nhu cầu tìm kiếm thực phẩm "xanh" - lành mạnh và bền vững. Vậy nên, dù có hình thức khiêm tốn, tằm sắn vẫn tự hào khiến bất cứ thực khách khó tính nào cũng phải ngả mũ thán phục.
Tại sao lại nói tằm sắn là "thực phẩm xanh" lành mạnh?
Trên thực tế, người ta nuôi tằm sắn không phải dùng để ươm tả, nhả lụa mà để lấy thịt. Tằm sắn chỉ ăn lá sắn sạch, những cây sắn phun thuốc mà chúng ăn phải lá đó sẽ chết hàng loạt. Bởi vậy, những gia đình nuôi tằm sắn thường trồng thêm cả sắn để lấy lá cho tằm ăn.
Những con tằm sắn trắng ngà đến vàng ươm béo mẫm không chỉ là đặc sản của một vùng. Tằm sắn được nuôi ở nhiều nơi trên khắp nước ta, chẳng hạn như Minh Hóa (Quảng Bình), các huyện vùng núi Thanh Hóa (Bá Thước, Thạch Thành, Cẩm Thủy,...), Ba Vì (Hà Nội), Phú Thọ,... Tằm sắn cũng trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều người bởi nuôi tằm sắn không cần nhiều vốn mà cho năng suất cao. Chỉ cần vài nong tre là có thể bắt đầu nghề nuôi tằm sắn. Trứng tằm giá cũng chỉ dao động vài chục nghìn, sau chừng một vài tháng đã cho thu hoạch. Giá tằm sắn trên thị trường tùy lúc, cũng sẽ dao động từ khoảng 120.000 đồng - 180.000 đồng.
Đến lúc tằm chín, còn tằm sẽ trở nên vàng nhẹ, óng ả. Khi tằm không ăn lá nữa, lúc ấy là lúc thu hoạch tằm sắn.
Tằm sắn chế biến món gì ngon?
Tằm sắn tuy có vẻ ngoài hơi "rợn người" nhưng ăn ngon, bùi bùi, dai dai và có độ ngậy. Chưa kể, tằm sắn cũng lắm chất dinh dưỡng nên được nhiều người săn lùng mua về để tẩm bổ cho cả gia đình. Bởi vì tằm sắn chưa nhả tơ nên chứa nhiều đạm, nhiều chị em tìm mua về cho con suy dinh dưỡng, còi xương cải thiện thể chất.
Tằm sắn khi mua về mang luộc qua với lá chanh thái nhỏ cùng chút muối. Người ta thường luộc cùng với chút bột nghệ để tằm sắn có màu vàng đẹp hơn. Tằm sắn đã luộc mang cắt đầu, đuôi. Sau đó có thể mang đi chế biến các món ăn, chẳng hạn như món được ưa chuộng nhất là tằm sắn rang lá chanh, tằm sắn rang thịt ba chỉ, tằm sắn luộc chấm mắm tỏi ớt, tằm sắn chiên giòn, tằm sắn xào lá lốt, cũng có mẹ mua tằm sắn về là bột ruốc rắc cơm cho con.
Theo Lương y Bùi Hồng Minh, tằm có hai loại là tằm tơ và tằm vôi (bạch cương tàm). Trong y học cổ truyền, tằm nhả tơ không có tính dược học nhưng nhiều người vẫn sử dụng để làm thực phẩm. Còn tằm vôi là vị thuốc quý có công dụng giải độc, lở ngứa, suy nhược, khó ngủ, trẻ em chậm lớn, suy dinh dưỡng, chữa chứng liệt dương ở đàn ông. Tuy nhiên, tằm tươi có tính ấm, người hay bị nóng trong hoặc bị nhiệt thì không nên ăn nhiều.
Đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá và trải nghiệm món đặc sản này, bởi nó không chỉ làm giàu thêm bản đồ ẩm thực Việt Nam mà còn mở ra cánh cửa mới cho những ai yêu thích và tôn trọng sự đa dạng của thiên nhiên. Tằm sắn - một câu chuyện ẩm thực đầy màu sắc và hấp dẫn, đang chờ đợi bạn khám phá.