Cựu hiệu trưởng trường Đại học Harvard Derek Bok từng nói một câu danh ngôn nổi tiếng: "Nếu bạn cho rằng chi phí giáo dục quá đắt, vậy hãy thử cái giá phải trả của việc thiếu tri thức". ("If you think education is expensive, try ignorance!")
Đúng vậy, không biết bắt đầu từ khi nào, cả xã hội đều kể chung một câu chuyện phấn đấu nỗ lực như vậy. Nói với tất cả mọi người rằng "bạn không nỗ lực không được".
Thế nhưng trên thực tế, ai cũng đều hiểu rằng, không nỗ lực ở hiện tại thật sảng khoái biết bao!
Tại sao cứ phải thức khuya để hoàn thành những bài tập không bao giờ hết, đi ngủ sớm có phải tốt hơn không!
Tại sao cứ phải ném tiền vào những lớp phụ đạo nhàm chán, dùng tiền đó để đi du lịch có phải tốt hơn không!
Tại sao phải ép con cái nỗ lực khiến quan hệ cha con căng thẳng, yên bình mà sống chẳng vui hơn sao!
Bất cứ ai ở bất cứ tuổi nào cũng đều tìm thấy niềm vui trong sự phóng túng và lười nhác. Dù là những người mắc bệnh nan y cũng thấy mừng thầm vì vừa hút trộm được điếu thuốc. Họ thậm chí còn đang phóng túng chính sinh mệnh của mình. Thế nhưng, sự phóng túng ấy thực sự rất sảng khoái.
Được thôi, không nỗ lực, không ép con cái học hành, dùng thời gian học để chơi game, để đi du lịch. Điều này so với những bậc phụ huynh ngày ngày học cùng con, vật lộn vì sự học của con, chẳng khác gì thiên đường và địa ngục.
Thế nhưng, ít ai hiểu rằng, trong giáo dục con cái, công sức mà các bậc phụ huynh phải bỏ ra là giống nhau. Tức chỉ, nếu trước đó bạn càng nhàn, càng lười thì sau này sẽ càng mệt, càng khổ và càng phải trả giá đắt.
Thực ra đầu tư cho con cái, chính là đầu tư hạnh phúc cho nửa đời còn lại!
Hạnh phúc của con cái đến từ đâu?
Nhắc đến hai từ mang tính triết lý như "hạnh phúc", trên thực tế hơi khó phán định. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận, đó là mục tiêu cuối cùng của tất cả các bậc cha mẹ.
Nào là học lực cao, công việc tốt, thu nhập cao... Phía sau tất cả những điều này đều là tâm tư mong con cái được hạnh phúc của cha mẹ. Vậy đâu mới là thứ thực sự quyết định hạnh phúc của một người?
Không ít nhà văn đã từng đưa ra lời giải thích, nếu bạn đọc đủ nhiều, bạn sẽ phát hiện ra rằng, hạnh phúc chắc chắn có quan hệ mật thiết với hai chỉ tiêu đó là danh dự và tự do.
Danh dự gắn liền với đức hạnh và địa vị xã hội của một người . Đức hạnh tốt thôi vẫn chưa đủ, bởi giai cấp địa vị mà bạn đang đứng có ảnh hưởng sâu sắc tới danh dự mà bạn có được. Đây chính là định luật giai cấp.
Còn tự do thì sao? Ai cũng đều có ý chí tự do, nhưng sự tự do mà xã hội này cho bạn lại có hạn. Của cải và địa vị mới là hai thứ quyết định nhiều tới sự tự do của bạn. Đây là sự thật mà chúng ta không thể không thừa nhận.
Như vậy đã rõ, danh dự và sự tự do là hai chỉ tiêu hạnh phúc. Vậy hai chỉ tiêu này có được từ đâu? Có được từ giáo dục. Chỉ có giáo dục mới mang lại cho bạn danh tiếng và địa vị. Chỉ có tầm cao tri thức mới giúp bạn tự do bay cao và bay xa.
Không ít những người trẻ thiếu tri thức đã phải bất lực biết bao khi phải đối mặt với ánh mắt lạnh lùng trong xã hội. Khi một người trẻ chỉ vì một tờ CV mà bị phải chịu cảnh thất bại gấp hàng chục lần người khác, họ sẽ nghĩ gì?
Những người càng thiếu tri thức, càng hay tìm lý do để biện minh
"Những đứa con ở nông thôn không tiền, không quyền không ô dù ngày càng khó thăng quan tiến chức. Nhưng những đứa con sinh ra trong gia đình quan chức, lại ở thành phố lớn thì hoàn toàn khác. Điều này được quyết định bởi trong quá trình làm việc, bạn đi được bao nhiêu cửa sau và đường tắt".
Biết bao nhiêu người khi nghe thấy những lời này bắt đầu phẫn nộ trước hiện thực bất công, oán trời trách người, rồi than khóc xuất thân mà bị che mắt, không nhìn thấy một phần khác của hiện thực. Cũng chính bởi vậy mà không ít người lấy đó là lý do, chấp nhận số phận, từ chối nỗ lực, bởi dù nỗ lực cũng chỉ có vậy.
Thế nhưng, cũng có một số người vẫn tiếp tục xông pha, xả nhiệt huyết trong hiện thực mơ hồ không rõ ràng. Phấn đấu nỗ lực để thay đổi số phận.
Những người kiên trì đến cùng ấy bắt đầu lột xác từ trong hiện thực vô hình đến với một phần khác của hiện thực. Ở đó có không ít những "con cá lọt lưới", có rất nhiều cánh cửa cơ hội và vô vàn tinh linh hy vọng theo đuổi họ.
Có tri thức chưa chắc có thể thay đổi vận mệnh, nhưng không có tri thức chắc chắn không thể thay đổi được số phận.
Chỉ cần bạn vẫn đang nỗ lực, cuộc đời vẫn sẽ vô vàn khả năng dành cho bạn. Chạy đua với thời gian, đấu tranh với vận mệnh, làm "con cá bị lọt lưới" trong tay thượng đế.
Thiếu kiến thức, khiến chúng ta không thể nhìn rõ mình, càng không thể nhìn rõ thế giới
Chắc chúng ta không mấy xa lạ với những câu chuyện sinh viên đại học đi phụ hồ, sinh viên đại học bán thịt lợn. Nhiều người bĩu môi: "Đại học tưởng thế nào, hóa ra vẫn bán thịt lợn như mình. Tốt nghiệp tiểu học, cũng bán thịt lợn đây".
Thế nhưng, ít ai phát hiện ra điểm lợi hại của những người sinh viên đại học bán thịt lợn kia.
Trong khi một người bình thường một ngày bán được nửa con lợn đã được coi là quá siêu vi rồi; Vậy mà những người sinh viên đại học đó, một ngày có thể bán tới 12 con lợn. Họ thậm chí còn mở hàng trăm chuỗi cửa hàng bán thịt lợn, có tài sản kếch xù trong tay.
Không chỉ có một, tôi có anh bạn du học sinh. Sau khi tốt nghiệp đại học Yale, về quê làm anh trưởng thôn quèn. Nhiều người khinh bỉ nói:
"Chắc không sống nổi bên Tây, chứ du học sinh đời nào về quê làm trưởng thôn? Tôi chả biết mùi đại học là gì mà vẫn làm trưởng thôn đây".
Sau này, anh bạn tôi tận dụng mối quan hệ nước ngoài và những kiến thức tài chính học được tại trường, gọi vốn đầu tư thôn quê, xây dựng quê hương giàu đẹp. Trở thành "anh trưởng thôn" ưu tú nhất vùng.
Ai trải qua rồi mới biết, "học nhiều vô dụng" là lý thuyết lừa đảo. Học tập không chỉ giúp bạn có năng lực có thực lực, để chạm tới những doanh nghiệp tốt hơn. Dù những ngành nghề không yêu cầu trình độ cao như bán thịt lợn cũng có tỷ lệ thành công với xác suất cao.
Do vậy, nếu nói học nhiều vô dụng, thực ra là một ví dụ vô cùng cực đoan. Và những người thiếu tri thức, thích nhất là phô trương để qua mắt người khác, biện hộ cho mình bằng những sự việc có xác suất nhỏ nhất, đồng thời phỏng đoán người khác bằng ác ý.
Đừng xem việc học quá công lợi
Vậy mục đích của giáo dục và học tập rốt cuộc là gì? Là để lấy điểm cao? Là để thi đại học? Không, tuyệt đối không phải như vậy.
Học tuyệt đối không chỉ vì một tấm bằng đại học vì một tương lai thuận buồm xuôi gió.
Học là để khiến mình trở thành một người có nhiệt độ, có tình cảm và biết tư duy. Học là để rèn luyện một tinh thần thép, giúp bạn không sợ hãi, không bị khuất phục trước những thăng trầm của cuộc sống. Để bạn có thể vượt qua những năm tháng tăm tối của cuộc đời mà không chút ca thán.
Học là để trong tương lai, bạn và người bạn đời của mình không phải đau đầu vì cơm áo gạo tiền, mà có thể thảnh thơi tận hưởng cuộc sống.
Bình hoa dù đẹp đến mấy, tinh tế đến mấy cũng sẽ có ngày bị vỡ, nhan sắc dù đẹp đến mấy cũng có ngày lụi tàn. Chỉ có những cuốn sách mà bạn đã từng đọc, những nét chữ mà bạn viết mới dần được tích lũy trong con người bạn, trở thành tài sản của riêng bạn.
Đọc nhiều sách rồi mới phát hiện, thế giới rộng lớn mà trước đó bạn chưa từng chú ý không ngờ lại đẹp đến vậy. Ngoài màn hình điện thoại vẫn luôn có trăm sông nghìn núi đợi bạn đi khám phá.
Đọc nhiều sách rồi, bạn mới phát hiện, đứng trước biển kiến thức mênh mông rộng lớn, phiền não dù nhiều đến mấy cũng chỉ là hạt muối bỏ biển.
Đó là phần thưởng lớn nhất mà thế giới này đang ngầm ban tặng cho những nỗ lực học tập và coi trọng giáo dục.
Nỗ lực thực sự rất mệt, giáo dục con cái cũng rất mệt, những tất cả đều xứng đáng. Đừng sợ mệt, đừng sợ đắt, cũng đừng sợ phiền phức.
Mỗi sự lựa chọn đều có cái giá của nó. Tuyệt đối đừng thử cái giá của việc thiếu tri thức, bởi thực sự rất thê thảm.