Theo lời giới thiệu của một người bạn, Tiểu Lý đã mua một bộ sản phẩm chăm sóc da tại một thẩm mỹ viện trong nước. Tuy nhiên, kết quả làm đẹp thì chẳng thấy đâu mà lại rước bệnh vào thân.
“Tôi có một ít đốm, nám trên mặt, muốn da mặt trắng sáng hơn. Một người bạn đã giới thiệu sản phẩm này có tác dụng làm trắng khá tốt. Lần đầu tiên khi sử dụng, mặt tôi bị mẩn đỏ lên, ngứa và bong tróc. Cô bạn nói với tôi rằng đó là hiện tượng bình thường”, Tiểu Lý chia sẻ.
Vì muốn xóa vết đốm, nám trên mặt nên Tiểu Lý đã tìm mua các loại mỹ phẩm làm trắng, xóa nám trên da
Tiểu Lý cho biết bộ sản phẩm cô mua từ thẩm mỹ viện có giá 3.600 nhân dân tệ (khoảng hơn 12 triệu đồng), bao gồm kem dưỡng, tinh chất và một số sản phẩm khác. Các sản phẩm này cô cũng được cho sử dụng khi đến thẩm mỹ viện đó để làm đẹp.
Sử dụng bộ sản phẩm này được một thời gian, từ mặt bị mẩn đỏ đến giờ cô bị nổi mẩn đỏ toàn thân. “Tôi phát hiện mắt và chân bị sưng phù vào cuối tháng 10. Tôi đến bệnh viện kiểm tra thì được biết là do có vấn đề về thận. Thận có vấn đề, tôi vẫn chưa lấy chồng sinh con nên vô cùng lo lắng”.
Sản phẩm làm đẹp có chứa lượng thủy ngân vượt mức cho phép
Bác sĩ chẩn đoán Tiểu Lý bị mắc hội chứng thận hư. Sau khi kiểm tra, hàm lượng thủy ngân trong tất cả sản phẩm chăm sóc da mà Tiểu Lý sử dụng đều vượt quá tiêu chuẩn và bệnh tình của cô có liên quan trực tiếp đến bộ sản phẩm chăm sóc da này.
“Sau khi phát hiện sưng mắt và chân, cô ấy đã được cho đi kiểm tra và xác nhận đó là hội chứng thận hư. Chúng tôi khuyên cô ấy nên loại bỏ thủy ngân và điều trị các triệu chứng. Lượng thủy ngân được thải ra từ cơ thể là 465.9 microgam. Giá trị này cho thấy lượng thủy ngân mà cô ấy hấp thụ tương đối nhiều”, bác sĩ chủ trị Hoàng Xuân Đào (Khoa chống độc, Viện phòng chống và điều trị bệnh nghề nghiệp Hồ Nam) cho biết.
Bác sĩ chủ trị chia sẻ về kết quả xét nghiệm, điều trị của Tiểu Lý
Hiện tại, Tiểu Lý vẫn đang phải tiếp tục nằm viện điều trị. Theo bác sĩ, so với điều trị các triệu chứng khác, thời gian điều trị ngộ độc sẽ lâu hơn. “Loại kem cô ấy sử dụng đã được gửi đi kiểm tra và hàm lượng thủy ngân vượt quá mức nghiêm trọng. Xem xét hội chứng thận hư và nguồn gốc nhiễm độc thủy ngân đều có liên quan đến việc sử dụng mỹ phẩm làm đẹp này”, bác sĩ nhắc nhở.
Ngoài ra, nếu thấy khó chịu trên mặt hay cơ thể khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da thì bạn nên đi khám kịp thời để tránh bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất.
- Dùng nước: Lấy một ít mỹ phẩm làm đẹp cho vào nước. Nếu nó tan chảy trong nước, có nghĩa là không có thủy ngân. Nếu nó chìm vào trong nước, thì có nghĩa loại kem đó có thể chứa các kim loại nặng như thủy ngân.
- Xem thành phần: Hầu hết các sản phẩm đều có phần giới thiệu, liệt kê các thành phần có trong giấy hướng dẫn sử dụng.
- Thử nghiệm với trang sức bạc: Nhúng một lượng nhỏ sản phẩm làm đẹp vào trang sức bạc, giữ nguyên trong vài phút rồi sau đó vẽ vài đường trên giấy trắng. Nếu dấu vết trên giấy là màu đen xám, chứng tỏ sản phẩm này có chứa chì và thủy ngân, bạn nên cẩn thận khi sử dụng.
Nguồn: QQ, Bệnh viện ĐKQT Vinmec