Đau dạ dày là một căn bệnh phổ biến của cuộc sống hiện đại. Thói quen làm việc quá sức, thường xuyên ăn không đúng giờ, nhịn bữa, rồi có lúc lại ăn uống quá độ trong những cuộc tiệc tùng, nhậu nhẹt… là những thói quen phổ biến trong cuộc sống hiện đại bây giờ.
Điều đáng nói là bệnh đau dạ dày ngày càng mắc nhiều hơn ở người trẻ - những người thường hay chủ quan cậy mình khỏe mạnh dẫn đến tình trạng bệnh thêm nặng nề. Vào dịp Tết, người bị đau dạ dày chắc chắn phải cảnh giác đồ ăn thức uống, ăn uống sao cho khoa học để khỏe mạnh, vui vẻ suốt thời gian được nghỉ lễ.
Vào dịp Tết, người bị đau dạ dày chắc chắn phải cảnh giác đồ ăn thức uống, ăn uống sao cho khoa học để khỏe mạnh, vui vẻ suốt thời gian được nghỉ lễ.
Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đau dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh thường gặp và đã được y học cổ truyền đề cập đến từ hàng ngàn năm nay trong các chứng Vị thống, Vị quản thống, Tào tạp, Bĩ mãn… do nhiều nguyên nhân gây ra như tiên thiên bất túc (di truyền), thất tình (rối loạn tâm thần kinh), ẩm thực bất điều (ăn uống không hợp lý), ngoại cảm tà khí (nhiễm trùng, nhiễm độc), rối loạn công năng các tạng phủ, lạm dụng các thuốc cay nóng và có sức công phá mãnh liệt…
Bệnh được chia làm nhiều thể khác nhau như Can khí phạm vị, Tỳ vị hư nhược, Tỳ hư vị nhiệt, Vị âm bất túc, Vị lạc ứ trở… Bệnh thường hay tái phát, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống nên sau khi khỏi bệnh việc uống thuốc củng cố là rất cần thiết để tránh tái phát. Riêng vào dịp Tết, việc ăn uống thất thường, không cân bằng có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng nề hoặc phát sinh mắc bệnh.
Đau dạ dày hay viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh thường gặp và đã được y học cổ truyền đề cập đến từ hàng ngàn năm nay trong các chứng Vị thống, Vị quản thống, Tào tạp, Bĩ mãn…
Một số lưu ý khi ăn uống sẽ giúp người bị đau dạ dày khỏe mạnh hơn là:
Đồ ăn thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm làm giảm áp lực hoạt động cho chức năng tiêu hóa ở dạ dày. Luộc, hấp, om thức ăn giúp người đau dạu dày dễ tiêu hóa, hấp thu hơn các món xào, rán. Khi ăn, bệnh nhân đau dạ dày cần ăn chậm nhai kỹ để gia tăng nước bọt trung hòa axit trong dạ dày, chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Không ăn thức ăn khô, người bị đau dạ dày cũng tuyệt đối không được ăn cơm chan canh, sau ăn không nên chạy nhảy ngay.
Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, những người đang bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc những người bị nóng trong, hay bị nổi mụn cũng được khuyên hạn chế sử dụng đồ nếp. Nguyên nhân cũng xuất phát từ cấu tạo hàm lượng tinh bột của gạo nếp. Khác với gạo tẻ có cấu tạo tinh bột dạng sợi, gạo nếp có cấu tạo tinh bột dạng nhánh nên tinh bột thường chắc và khó chia cắt nên khi ăn nhiều cảm thấy no lâu, khó tiêu, ợ nóng và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của những bệnh này.
Những người đang bị đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc những người bị nóng trong, hay bị nổi mụn cũng được khuyên hạn chế sử dụng đồ nếp.
Dưa chua, hành muối, kim chi đều là những món ăn rất phổ biến mỗi khi tết đến xuân về bởi có đặc tính chống ngán trên bàn ăn ngày tết có quá nhiều đạm. Tuy nhiên, đây là những món ăn rất không tốt cho sức khỏe của người bị đau dạ dày.
Theo ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vi (Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng), những loại thực phẩm có vị chua như dưa chua, hành muối, kim chi đều là những thực phẩm có chứa nhiều axit, có thể khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn, từ đó dẫn đến những tổn thương nặng hơn, tình trạng đau dạ dày thêm tồi tệ khi những vết loét dạ dày thêm sâu.
Những loại thực phẩm có vị chua như dưa chua, hành muối, kim chi đều là những thực phẩm có chứa nhiều axit, có thể khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn.
Những loại gia vị như hành, tiêu, tỏi, ớt... đều được sử dụng rất nhiều cho các món ăn vào dịp Tết. Điều này giúp các món ăn của gia đình bạn thêm hương vị, giúp bạn ăn ngon miệng và kích thích tiêu hóa tốt hơn.
Tuy nhiên, khi bạn đã bị đau dạ dày, bạn cần phải kiêng khem, hạn chế đến mức tối đa nếu không muốn cảm giác đau rát và khó chịu tấn công vùng bụng. Theo BS Tường Vi, ăn những gia vị này nhiều sẽ kích thích axit tiết ra nhiều, làm vết thương ở niêm mạc dạ dày sâu hơn, đau hơn.
Ăn những gia vị này nhiều sẽ kích thích axit tiết ra nhiều, làm vết thương ở niêm mạc dạ dày sâu hơn, đau hơn.
Bia rượu, trà, cà phê… đều là những loại đồ uống dễ gây kích ứng dạ dày. Nguyên nhân là do trong bia rượu có chứa rất nhiều cồn. Khi uống, chúng sẽ kích thích ra lượng axit khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương với biểu hiện rõ nhất là nóng bụng, bụng trướng, hơi thở nóng và gấp hơn, đau thắt bụng. Hơn nữa, chúng rất dễ khiến niêm mạc dạ dày bị xung huyết, sử dụng lâu dài cũng không tốt cho gan, thận và hệ thần kinh trung ương.
Các loại quả chua như chanh, cam, bưởi cần cảnh giác cao độ. Điều đáng nói là rất nhiều gia đình thường có thói quen mua những loại quả này để làm nước uống, trái cây tráng miệng dịp Tết. Trong khi đó, bệnh nhân đau dạ dày cần phải tránh xa những thực phẩm này vì sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng như axit pantothenic và chứng ợ nóng. Bạn có thể thay bằng những loại quả mềm như chuối, đu đủ hoặc ăn táo nhưng đừng quên phải ăn sau bữa ăn, không được ăn khi đói.