Cho dù gắn bó đến đâu, có 3 BÍ MẬT cha mẹ nhất định đừng hé miệng tiết lộ cho con: Mất nhiều hơn được

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ mới 14:04 15/02/2025
Chia sẻ

Việc giao tiếp với con cái không chỉ đơn giản là truyền tải thông tin, mà còn là truyền đạt cho chúng những giá trị sống.

Dù mối quan hệ với con tốt đến đâu, là cha mẹ, chúng ta vẫn phải có ranh giới trong cách ứng xử. Có những chuyện có thể nói, nhưng cũng có những chuyện phải tạm thời giữ bí mật.

Đừng chia sẻ mà không suy nghĩ, có thể trở thành "hình mẫu xấu"

Một cặp vợ chồng đưa con gái 6 tuổi đi du lịch nước ngoài. Sau khi lên máy bay, đứa trẻ không ngừng làm phiền hành khách ngồi cạnh, còn dùng chân đá vào họ mấy lần. Hành khách đã đến nhờ người cha can thiệp. Ai ngờ, người cha không những không ngăn cản, mà còn xảy ra cãi vã. Sau khi máy bay hạ cánh, gia đình này bất ngờ khi bị hải quan từ chối nhập cảnh.

Sau đó, phóng viên đã phỏng vấn họ, và một câu nói của đứa trẻ khiến ai nấy bất ngờ: "Ra ngoài không được yếu đuối, chỉ cần ai làm mình khó chịu là phải đánh lại".

Hóa ra, đứa trẻ này từ nhỏ đã thường xuyên nghe cha kể về "chiến tích anh hùng" của mình. Những chuyện đánh nhau, tranh giành địa bàn, hoặc là thị uy với người khác. Dần dần, đứa trẻ coi cha mình như chỗ dựa và hình mẫu, cũng trở nên đầy oán giận.

Trên con đường trưởng thành, trẻ em cần sự dẫn dắt của cha mẹ. Nhưng thật tiếc, một số bậc phụ huynh lại có giá trị quan sai lệch.

Cho dù gắn bó đến đâu, có 3 BÍ MẬT cha mẹ nhất định đừng hé miệng tiết lộ cho con: Mất nhiều hơn được- Ảnh 1.

Ảnh: Freepik

Thực tế, việc nói với trẻ con về những lỗi lầm và sự xấu hổ trong quá khứ của mình chính là cơ hội giáo dục rất tốt. Ví dụ, có thể chia sẻ về những điều sai lầm chúng ta đã làm, những thiệt hại và bài học chúng ta đã học được. Ví dụ, chia sẻ những câu chuyện về sự nổi loạn và không nghe lời trong tuổi trẻ, những điều khiến chúng ta ân hận. Hoặc là kể về những khó khăn chúng ta gặp phải vì không chăm chỉ học hành, khi bước vào xã hội.

Điều quan trọng là, phải làm sao để truyền đạt được giá trị đúng đắn.

Nhà tâm lý học trẻ em Jean Piaget của Thụy Sĩ từng nói: "Tính cách và phẩm hạnh của cha mẹ sẽ giống như vi khuẩn truyền cho con cái, cuối cùng, quan điểm và mô hình hành vi của trẻ sẽ phản ánh tinh hoa trong bản chất của bạn".

Cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ, gia đình là nền tảng của cuộc đời trẻ em. Dùng những "chuyện xấu" của bản thân để dẫn dắt đúng đắn, đó mới là cách thông minh.

Đừng khoe khoang về tiền bạc với con cái

Có một câu nói cổ: "Tài không lộ, giàu không lộ". Trong cách xử thế, việc ít khoe khoang về tài sản của mình và giữ kín tình hình tài chính là một trí tuệ sống quan trọng. Tuy nhiên, khi đối mặt với con cái, chúng ta lại rất dễ buông lỏng cảnh giác này.

Có những lúc chúng ta muốn để con cái cảm thấy gia đình mình giàu có để chúng có thêm tự tin, hoặc đôi khi là muốn khoe khoang để con cái ngưỡng mộ mình. Chuyện về tiền bạc có thể bàn luận trong gia đình, nhưng nếu con cái vô tình chia sẻ với người khác thì sẽ rất dễ gây ra phiền phức.

Trước hết, nó dễ dẫn đến sự ghen tị từ người khác và tạo ra các mối quan hệ xã hội phức tạp hơn. Quan trọng hơn, con cái có thể sẽ bị lệch lạc về quan niệm tiền bạc. Chúng có thể dần dần không nhận thức được giá trị thực sự của tiền và không hiểu được sự vất vả mà cha mẹ bỏ ra.

Thay vì khoe khoang về thu nhập của mình, chúng ta nên trò chuyện với con về những khó khăn trong việc kiếm tiền và những kế hoạch chi tiêu hợp lý. Không than nghèo, cũng không khoe khoang, nên chuyển hướng câu chuyện về tiền bạc sang cách làm người và cách làm việc.

Đừng để những mâu thuẫn của người lớn ảnh hưởng đến con cái

Đừng để trẻ trở thành nạn nhân của sự tranh cãi người lớn

Có thể thấy rằng, các mối quan hệ gia đình căng thẳng sẽ để lại ảnh hưởng lâu dài đối với trẻ em. Nhiều khi, người lớn có chút mâu thuẫn trong gia đình lại nghĩ rằng con cái phải đứng về phía mình mà không hề suy nghĩ xem trẻ có thể chịu đựng được điều này hay không.

Những vấn đề của người lớn là việc của người lớn, chúng ta không thể để những cảm xúc tiêu cực của mình ảnh hưởng đến con cái.

Một số bậc phụ huynh dùng năng lượng của con cái để thanh lọc tâm hồn của mình. Kéo con cái vào các mâu thuẫn của người lớn chính là "mượn vận khí" của chúng, hút cạn năng lượng của chúng.

Gia đình là nơi có trường năng lượng riêng, và cơ thể của trẻ cũng cần được nuôi dưỡng và bảo vệ. Chúng ta cần làm gì? Chính là bảo vệ con khỏi mọi năng lượng tiêu cực, không để chúng bị kéo vào những rắc rối và tranh cãi của người lớn quá sớm.

Việc giao tiếp với con cái không chỉ đơn giản là truyền tải thông tin, mà còn là truyền đạt cho chúng những giá trị sống. Từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày cho đến những quyết định quan trọng trong cuộc đời, mọi lời nói và hành động của chúng ta đều ảnh hưởng đến tương lai của con cái.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày