Câu chuyện của chàng trai 26 tuổi chạy thận cả đời vì kiểu sinh hoạt tưởng vô hại: Đừng để lon nước ngọt, gói mì tôm và những đêm thức khuya lấy đi tương lai

Phạm Trang, Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 22:30 17/04/2025
Chia sẻ

Tưởng chừng chỉ là những thói quen “quá đỗi bình thường”, anh Nguyễn Trần Hoàng bàng hoàng khi biết mình mắc suy thận giai đoạn cuối – căn bệnh buộc phải gắn bó cả đời với máy chạy thận.

Mới đây, trên mạng xã hội không ngừng chia sẻ các bài viết của một Tiktoker với tên gọi “Hoàng Nguyễn Chạy Thận”. Tài khoản không ngừng chia sẻ câu chuyện mỗi ngày của chính bản thân mình - một nam thanh niên phát hiện mắc thận mãn tính từ năm 26 tuổi.

Theo đó, do tính chất công việc, chàng trai thường xuyên buộc phải thức khuya, cộng thêm chế độ ăn uống chủ yếu là các loại đồ ăn nhanh như mì tôm, nước ngọt… Vốn tưởng cơ thể vẫn luôn khoẻ mạnh nhưng đến năm 2024 - khi đã có một gia đình hạnh phúc bên vợ và con gái mới sinh - anh phát hiện mình bị suy thận mạn, buộc phải thường xuyên chạy thận.

Câu chuyện của chàng trai 26 tuổi chạy thận cả đời vì kiểu sinh hoạt tưởng vô hại: Đừng để lon nước ngọt, gói mì tôm và những đêm thức khuya lấy đi tương lai- Ảnh 1.
Câu chuyện của chàng trai 26 tuổi chạy thận cả đời vì kiểu sinh hoạt tưởng vô hại: Đừng để lon nước ngọt, gói mì tôm và những đêm thức khuya lấy đi tương lai- Ảnh 2.
Câu chuyện của chàng trai 26 tuổi chạy thận cả đời vì kiểu sinh hoạt tưởng vô hại: Đừng để lon nước ngọt, gói mì tôm và những đêm thức khuya lấy đi tương lai- Ảnh 3.
Câu chuyện của chàng trai 26 tuổi chạy thận cả đời vì kiểu sinh hoạt tưởng vô hại: Đừng để lon nước ngọt, gói mì tôm và những đêm thức khuya lấy đi tương lai- Ảnh 4.

Những nội dung tài khoản tiktok "Hoàng Nguyễn chạy thận" chia sẻ thu hút sự chú ý của nhiều người

Các đoạn video đăng tải đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người khi chàng trai chia sẻ căn bệnh này đã lấy đi của bản thân quá nhiều thứ ngay khi còn quá trẻ và đặc biệt, những thói quen khiến anh mắc bệnh đều chẳng phải quá xa lạ với giới trẻ ngày nay.

Chủ nhân của tài khoản này là anh Nguyễn Trần Hoàng (27 tuổi), hiện đang sinh sống tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Ở tuổi đáng lẽ đang tràn đầy sức sống và hoài bão, Hoàng lại phải sống chung với căn bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận định kỳ để duy trì sự sống.

Từ một trụ cột gia đình đến bệnh nhân chạy thận

Hoàng cho biết anh bắt đầu làm MMO (dịch vụ mạng xã hội) từ năm 16 tuổi và sớm trở thành trụ cột trong gia đình gồm hai mẹ con. Đến năm 18 tuổi, anh lập gia đình và sau 8 năm chung sống, vợ chồng anh có một cô con gái 20 tháng tuổi – cũng là nguồn động lực lớn nhất của anh hiện tại.

Tuy nhiên, cũng vì công việc online yêu cầu làm việc xuyên đêm, Hoàng dần hình thành một thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. Anh thường xuyên thức tới 4-5 giờ sáng, chỉ ngủ vội vài tiếng rồi làm việc tiếp.

Các bữa ăn của Hoàng chủ yếu là đồ ăn nhanh và nước ngọt gần như là “người bạn đồng hành” mỗi ngày. Anh thừa nhận không tập thể dục và chế độ ăn uống thiếu lành mạnh là  những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cao đối với sức khỏe thận.

Câu chuyện của chàng trai 26 tuổi chạy thận cả đời vì kiểu sinh hoạt tưởng vô hại: Đừng để lon nước ngọt, gói mì tôm và những đêm thức khuya lấy đi tương lai- Ảnh 5.
Câu chuyện của chàng trai 26 tuổi chạy thận cả đời vì kiểu sinh hoạt tưởng vô hại: Đừng để lon nước ngọt, gói mì tôm và những đêm thức khuya lấy đi tương lai- Ảnh 6.

Tháng 7/2024, cơ thể Hoàng bắt đầu phát ra những tín hiệu cảnh báo như chuột rút, đau đầu, buồn nôn, chán ăn và sụt cân nhanh chóng, nhưng anh chỉ nghĩ do làm việc quá sức. Nhưng phải đến cuối tháng 8/2024, khi cảm giác mệt mỏi liên tục và sức khỏe giảm sút rõ rệt, Hoàng mới đi khám và sốc khi bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối – một căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có thể kéo dài sự sống bằng chạy thận hoặc ghép thận.

“Khi được chẩn đoán lần đầu, mình sốc và không tin nên đi khám lại. Khi đó, mình suy sụp hoàn toàn vì biết căn bệnh này không chữa khỏi và phải gắn liền với máy chạy thận cả đời, có cách tốt nhất là ghép thận nhưng chi phí rất cao.” - Hoàng chia sẻ.

“Giai đoạn đầu, mình suy sụp hoàn toàn, từng nghĩ mình không thể sống được bao lâu nữa, thương con còn nhỏ, vợ trẻ, và mẹ già. Có những đêm không ngủ được, mình chỉ biết lặng lẽ khóc vì cảm giác bất lực.”

Ba tháng đầu đầy ám ảnh và tia hy vọng từ cộng đồng

Hoàng không ngần ngại chia sẻ khoảng thời gian 3 tháng đầu sau khi biết bệnh là thời gian khủng hoảng nhất trong đời. Nhiều đêm mất ngủ, chỉ biết âm thầm khóc vì cảm giác bất lực. Từng có lúc anh nghĩ đến những điều tiêu cực, nhưng chính sự chăm sóc, động viên không ngừng từ vợ và tình yêu dành cho con gái đã kéo anh trở lại.

Câu chuyện của chàng trai 26 tuổi chạy thận cả đời vì kiểu sinh hoạt tưởng vô hại: Đừng để lon nước ngọt, gói mì tôm và những đêm thức khuya lấy đi tương lai- Ảnh 7.
Câu chuyện của chàng trai 26 tuổi chạy thận cả đời vì kiểu sinh hoạt tưởng vô hại: Đừng để lon nước ngọt, gói mì tôm và những đêm thức khuya lấy đi tương lai- Ảnh 8.

Câu chuyện của chàng trai 26 tuổi chạy thận cả đời vì kiểu sinh hoạt tưởng vô hại: Đừng để lon nước ngọt, gói mì tôm và những đêm thức khuya lấy đi tương lai- Ảnh 9.

Gia đình anh đã bán nhà để làm hồ sơ ghép thận, tuy nhiên vẫn thiếu một khoản chi phí lớn. Trong khoảnh khắc tuyệt vọng, Hoàng quyết định đăng tải câu chuyện của mình lên mạng xã hội, và thật bất ngờ, chỉ sau vài ngày, hàng nghìn người xa lạ đã chung tay giúp đỡ, đủ để anh hoàn tất hồ sơ điều trị.

“Mình không nghĩ là mình được nhiều người quan tâm đến vậy. Những con người xa lạ đã giúp mình có thêm hy vọng sống tiếp, và mình thực sự biết ơn họ đến suốt đời.” - Hoàng cảm kích nói

Hiện tại, Hoàng đang chạy thận 2 lần/tuần tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh (Đắk Lắk). Do các cơ sở y tế công đã quá tải và không thể tiếp nhận thêm bệnh nhân, anh buộc phải chạy tại bệnh viện tư, dù chi phí mỗi lần khoảng 591.000 đồng đã có bảo hiểm hỗ trợ.

Câu chuyện của chàng trai 26 tuổi chạy thận cả đời vì kiểu sinh hoạt tưởng vô hại: Đừng để lon nước ngọt, gói mì tôm và những đêm thức khuya lấy đi tương lai- Ảnh 10.
Câu chuyện của chàng trai 26 tuổi chạy thận cả đời vì kiểu sinh hoạt tưởng vô hại: Đừng để lon nước ngọt, gói mì tôm và những đêm thức khuya lấy đi tương lai- Ảnh 11.

Giờ đây, việc chạy thận gần như đã trở thành một phần trong cuộc sống. Hoàng nói, những ngày đi viện là những ngày kiệt sức, nhưng cũng là lúc anh cảm thấy mình đang cố gắng sống tiếp, cho vợ, cho con, cho mẹ.

“Chạy thận xong thì người mệt, đầu đau, hôm sau mới khỏe lại được một chút. Mình không còn đủ sức làm việc, ở nhà thì chỉ phụ vợ quét nhà, chăm con thôi. Nhưng may mắn là các bác sĩ và điều dưỡng ở đây rất tận tình, nên cũng an tâm phần nào.”

Tiền bạc quan trọng thật, tuổi trẻ đáng quý thật nhưng sức khỏe còn đáng giá hơn

Dù không mong muốn, nhưng hành trình của anh Nguyễn Trần Hoàng đang trở thành một tấm gương rõ ràng và chân thực về cái giá mà lối sống thiếu lành mạnh có thể mang lại, nhất là trong một xã hội mà thức khuya, ăn nhanh, uống nước ngọt… đã trở thành điều “bình thường mới”.

Qua tất cả, điều Hoàng muốn nói không phải là kể khổ. Mà là nhắn gửi đến những người trẻ – những người đang sống như anh của ngày xưa – rằng: đừng chủ quan với sức khỏe.

Câu chuyện của chàng trai 26 tuổi chạy thận cả đời vì kiểu sinh hoạt tưởng vô hại: Đừng để lon nước ngọt, gói mì tôm và những đêm thức khuya lấy đi tương lai- Ảnh 12.

“Chỉ cần bạn chịu ngủ sớm hơn một chút, ăn bớt mặn lại một chút, đừng uống nước ngọt mỗi ngày, và chịu khó vận động – cũng đã là đang bảo vệ thận của mình rồi. Đừng tự ý uống thuốc khi chưa rõ mình bị gì và tốt nhất là mỗi năm nên đi khám sức khoẻ ít nhất hai lần. Nếu phát hiện sớm, suy thận có thể bảo tồn đến 20 năm chứ không phải lập tức chạy thận như mình.” - Hoàng chia sẻ.

“Một lon nước ngọt, một bữa mì gói, vài đêm thức khuya, hay vài viên thuốc giảm đau – đừng để mấy thứ đó lấy đi tương lai của bạn. Thận của bạn không lên tiếng đâu, cho đến khi quá muộn. Tiền bạc quan trọng thật, tuổi trẻ đáng quý thật nhưng sức khỏe còn đáng giá hơn.”

Giữa hàng loạt video giải trí trên TikTok, những đoạn clip đầy cảm xúc của Hoàng nổi bật không phải vì sự bi lụy, mà vì tinh thần lạc quan, dũng cảm và chân thật mà anh truyền tải. Anh không chỉ chia sẻ hành trình bệnh tật mà còn hy vọng câu chuyện của mình sẽ giúp ai đó thay đổi lối sống trước khi quá muộn.

Phạm Trang

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày