Đột nhiên thấy nổi lên cục hạch ở sau tai là một dấu hiệu bất thường, nhưng nhiều người lại hay nhầm là do mụn trứng cá hoặc lipoma gây ra. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan xem thường.
Dưới đây là các vấn đề sức khỏe làm xuất hiện triệu chứng nổi cục hạch ở sau tai, cần tìm hiểu ngay để kịp thời phòng tránh từ sớm.
Thường thì những cục hạch sau tai này sẽ không gây đau nên nhiều người hay chủ quan bỏ qua. Thế nhưng, nó lại có thể là một dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc các bệnh ung thư ở vùng đầu, cổ, trong đó có bệnh ung thư tuyến giáp.
Người mắc bệnh ung thư tuyến giáp thường có cục hạch tăng dần kích thước theo thời gian. Ban đầu, hạch có thể di động nhưng càng về sau lại càng bám chặt ở vùng tai. Ấn vào có cảm giác đau và rất cứng. Đi kèm với đó là các triệu chứng như khó nuốt, khó thở, đau đầu, sút cân nhanh... Chính vì vậy, bạn nên chủ động đi khám ngay nếu gặp phải những triệu chứng bất thường kể trên.
Hệ bạch huyết bao gồm các mạch bạch huyết và rất nhiều hạch bạch huyết lọc vi khuẩn, độc tố ra khỏi cơ thể. Nếu hệ bạch huyết bị vỡ, các hạch bạch huyết sẽ sưng to và phình lên. Hiện tượng sưng phù hạch bạch huyết này có thể xảy ra ở khu vực quanh cổ.
Một số triệu chứng khác của bệnh ở hệ bạch huyết là đổ mồ hôi vào ban đêm, giảm cân đột ngột, sốt cao, ho dai dẳng...
Đừng chủ quan xem thường vì virus và khuẩn tích tụ lại cũng có thể gây sưng đau, nổi cục hạch ở quanh cổ, tai. Một số bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các cục hạch ở phía sau tai là viêm họng, thủy đậu, sởi, mononucleosis (bệnh truyền nhiễm)... Đặc biệt, nếu không chữa trị từ sớm thì nguy cơ cao bạn còn có thể gặp biến chứng như viêm vú, viêm xương...
Các u hạch ở vùng cổ, tai cũng có thể là do u nang bã nhờn gây ra. Những khối u này sẽ hình thành ở các tuyến bã nhờn do bị tổn thương hoặc quá trình sản xuất dầu bị ứ đọng. Một số chấn thương như vết trầy xước, mụn trứng cá cũng có thể làm tuyến bã nhờn bị yếu và hình thành các u nang. Để xác định rõ căn bệnh này thì bạn nên đi khám từ sớm và làm các xét nghiệm theo chỉ định, nhờ đó giúp bác sĩ chuyên khoa đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả.