Tảo mộ cuối năm là nét đẹp truyền thống của người Việt, là dịp thể hiện lòng hiếu kính, biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên.
Cuối năm người dân cùng con cháu đi tảo mộ, mời tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình.
Đây cũng là dịp để con cháu quây quần, nhờ đó mà xích lại gần nhau, tha thứ những lỗi lầm trong một năm qua. Bên cạnh đó, người Việt tin rằng, chăm chút đến mộ phần tổ tiên sẽ được phù hộ độ trì cho công việc hanh thông, sức khỏe dồi dào.
Ghi nhận tại chùa Kim Sơn (xã Dân Hoà, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) hàng trăm gia đình đã có mặt nơi các phần mộ của người thân trong gia đình dọn dẹp, mời gia tiên về đón Tết.
Nhiều gia đình mang theo con nhỏ, chuẩn bị những đồ dùng vàng mã như điện thoại di động, đồng hồ để dâng hương tảo mộ mời gia tiên về ăn Tết cùng gia đình.
Tục tảo mộ được người dân thực hiện từ Rằm tháng Chạp đến ngày cuối cùng của năm cũ. Dịp này, các gia đình cũng đã tiến hành mời tổ tiên cùng về đón Tết cùng gia đình.
Những ngày cận Tết, dù bận trăm công nghìn việc nhưng người dân vẫn dành thời gian để cùng gia đình, con cháu đi tảo mộ những người đã khuất trong gia đình.
Tại chùa Kim Sơn (Kỳ Sơn - Hòa Bình) những ngày này có hàng nghìn gia đình từ khắp các tỉnh thành đổ về tảo mộ. Nhiều gia đình từ các tỉnh như Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng... cũng có mặt tại đây để thực hiện nghi lễ mời tổ tiên về đón Tết.
Ai cũng tỏ lòng thành kính, thành tâm mời tổ tiên, người thân về đón Tết cùng con cháu, gia đình.
Người ta ví: “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu” cũng là ý nghĩa lớn lao của tục tảo mộ ngày Tết.
Đại đức Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết, tảo mộ là hoạt động dọn dẹp cỏ dại, vun lại những nấm mộ, sửa sang, tu bổ, chăm sóc những cây xanh ở xung quanh mộ phần của người thân đã mất trong gia đình.
Với suy nghĩ "trần sao âm vậy" nhiều gia đình khi đi tảo mộ đã chuẩn bị những đồ vật như đài, đồng hồ, điện thoại như một phần lễ dâng lên ông bà, tổ tiên của mình.
Trong một năm, các ngày như Thanh minh, Tảo mộ, lễ Vu Lan báo hiếu là dịp để những người thân trong gia đình cùng nhau đến thăm mộ của ông bà, tổ tiên để bày tỏ sự thành kính, biết ơn.
Đại đức Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng cho biết, tảo mộ là hoạt động dọn dẹp cỏ dại, vun lại những nấm mộ, sửa sang, tu bổ, chăm sóc những cây xanh ở xung quanh mộ phần của người thân đã mất trong gia đình.